Ảnh tướng Tô Lâm, tướng Lương Cường
dưới là tướng Lương Tam Quang và tướng Phan Văn Giang
Những nhân vật chính thời hậu Nguyễn Phú Trọng:
Sau khi kết thúc chuyến làm việc tại Mỹ, và thăm chính thức Cuba, theo một số suy đoán, ông Tô Lâm đang tìm mọi cách để lật lại hồ sơ, xử lý một số tướng lĩnh cấp cao của quân đội, thuộc dạng “cứng đầu”, đang chống phá các nỗ lực cải cách của ông.
Trong đó, Thường trực Ban Bí thư – Đại tướng Lương Cường, và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương – Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, có sự bất hòa với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và cả Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tướng Lương Tam Quang là đồng hương Hưng Yên và là cánh tay đắc lực của TBT Tô Lâm, đang nắm chức bộ trưởng công an, một vị trí quan trọng để đối đầu với các phe cánh khác, đặc biệt là thủ tướng Minh Chính (cũng là tướng công an nhưng không cùng phe cánh), tướng Trọng Nghĩa (trưởng ban tuyên giáo) và tướng Lương Cường phe quân đội.
Mặc dù là cùng quân đội nhưng tướng Lương Cường và Phan Văn Giang lại không cùng hoà hợp để chống Tô Lâm, đây là một lợi thế cho phe cánh ông Tô Lâm , chia cắt họ ra và tiêu diệt từng người một.
Còn về thủ tướng Minh Chính thì phe cánh của ông Tô Lâm đang ráo riết tìm bà Thanh Nhàn nhằm tìm ra bằng chứng tham nhũng của cả ông Minh Chính và bộ trưởng Giang.
Mặc dù là clan mạnh nhất nhưng ông Tô Lâm vẫn chưa dám ra tay mạnh mẽ do lo sợ những thế lực này kết hợp lại tiến hành đảo chính.
Sau ngày 3/8, nhiều người tin rằng, ông Tô Lâm trên cương vị Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, sẽ mau chóng chấm dứt tình trạng mâu thuẫn, lục đục trong bộ máy lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người ta tin tưởng điều vừa kể với lý do, vì dựa vào kinh nghiệm của đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ năm 2012, nước này đã nhất thể hóa 2 chức danh Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước. Đó là lý do vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước có quyền lực thuộc hàng vô địch được ví giống như Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, những nỗ lực của ông Tô Lâm, khi theo đuổi theo mô hình “nhất thể hóa” như ở Trung Quốc, đã vấp phải sự phản đối đáng kể trong nội bộ giới lãnh đạo cấp cao.
Cụ thể, những thành phần chống trả quyết liệt nhất là những nhân sự có mối liên hệ gắn bó với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đây, được cho là thân Trung Quốc. Dẫu rằng, việc Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước là vấn đề không có gì mới. Giai đoạn 2019-2021, sau khi Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang qua đời vì mắc “bệnh lạ” thì ông Trọng cũng kiêm 2 chức vụ vừa kể.
Đáng chú ý, trước đây vào năm 2014, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng đưa ra đề xuất “hợp nhất” 2 chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Nhưng lúc đó, Tổng Bí thư Trọng kiên quyết phản đối, với lý do “để một cá nhân nắm nhiều quyền lực sẽ không kiểm soát nổi”.
Gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh dường như giật dây cho một bộ phận của Ban lãnh đạo Việt Nam, tìm mọi cách, bằng mọi thủ đoạn, nhằm cản bước ông Tô Lâm trong việc thâu tóm quyền lực.
Vậy tại sao, Trung Quốc đã nhất thể hoá 2 chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nhưng lại ngăn cản lãnh đạo Việt Nam tiến hành nhất thể hoá, để hợp nhất 2 chức danh nói trên?
Rõ ràng, Bắc Kinh muốn duy trì chính sách, để nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trong tình thế bất ổn. Điều đó sẽ giúp Trung Nam Hải dễ dàng kiểm soát và chi phối Ban lãnh đạo Việt Nam, để Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh.
Việc Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam Lương Cường đến thăm Bắc Kinh, từ ngày 9 đến 12/10, để yết kiến ông Tập Cận Bình, là một hành động hết sức bất thường và đầy khuất tất. Hai ngày đầu, báo chí Việt Nam không đưa tin gì cả, cho nên không ai biết tướng Lương Cường đang thăm Trung Quốc. Mãi đến đêm 11/10, một số báo Việt Nam mới bắt đầu đưa tin về cuôc gặp giữa ông Lương Cường với ông Tập Cận Bình và cuộc hội đàm với ông Thái Kỳ.
Chuyến thăm Trung Quốc chắc chắn có liên quan đến khả năng cao, ông Lương Cường sẽ trở thành tân Chủ tịch nước vào ngày 21/10 tới đây, như đồn đoán, khi Quốc hội khóa 15 của Việt Nam khai mạc Kỳ họp thứ 8.
Theo một số phân tích, một khi Tướng Lương Cường trở thành 1 trong 4 nhân vật “Tứ trụ”, thì sẽ có tác động không nhỏ đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam, mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã và đang duy trì trong hơn 2 tháng qua. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sẽ nhanh chóng trở lại quỹ đạo của Bắc Kinh. Việt Nam sẽ tiếp tục lệ thuộc vào họ, như thời Tổng Bí thư Trọng trước đây.
Trong những ngày gần đây, Thủ tướng Trung quốc Lý Cường cũng đến thăm Việt Nam. Ông Tô Lâm và giới chức lãnh đạo Việt Nam đã nhấn mạnh, Việt Nam coi việc phát triển với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
Có suy đoán cho rằng, đây là những dấu hiệu cho thấy, ông Tô Lâm đã bắt đầu xuống thang với Trung Quốc. Dẫu rằng, những hình ảnh về chuyến đi của Đại tướng Lương Cường đến Bắc Kinh, cho thấy, tướng Cường luôn được Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc “kè kè”, giám sát nhất cử nhất động.
Nghĩa là, Tô Lâm – một ông trùm mật vụ và tình báo, đã xác định, Đại tướng Lương Cường là một đối thủ chính trị rất nguy hiểm. Cũng theo suy đoán trên, Lương Cường là một tướng lĩnh quân đội, nhưng có thể có dã tâm bán nước cho Trung Quốc, là một điều hết sức nghiêm trọng.
Theo một số đánh giá, trong số các tướng lĩnh cấp cao của quân đội, thuộc dạng “cứng đầu”, được cho là đang chống phá các nỗ lực cải cách của Tổng Bí thư Tô Lâm, thì Đại tướng Lương Cường và Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa là 2 cái tên nổi bật.
Hai tướng Cường và Nghĩa đều đi lên từ lãnh đạo của Tổng cục Chính trị, và là tay chân thân tín của ông Trọng. Cũng theo đánh giá nói trên, từ bấy lâu nay, họ có bất hòa với Đại tướng – Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và ông Tô Lâm.
Đây là lý do, nếu Đại tướng Lương Cường ngồi ghế Chủ tịch nước, thì khả năng cao, ông khó có thể ngồi lâu.
Mới đây, Bộ Công an cho ban hành Thông tư số 46 năm 2024, để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67 năm 2019, quy định về việc thực hiện cái gọi là “dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Thông tư mới do Bộ Công an ban ra, được xem là ý đồ của Tô Lâm.
Đáng chú ý, Thông tư mới có 2 sửa đổi:
Thứ nhất, không buộc lực lượng công an và nhân viên công vụ khác, khi làm nhiệm vụ phải công khai các nội dung sau:
– Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện;
– Trang phục, số hiệu công an nhân dân và các phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định trong công tác chỉ huy, điều khiển giao thông, lực lượng làm nhiệm vụ.
Thứ 2: bỏ hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình, của người dân.
Mặc dù báo chí có thòng một câu: “Thông tư 46 không coi việc giám sát bằng thiết bị ghi âm, ghi hình là hành vi bị cấm”. Tuy nhiên, ở đất nước này, khi mà luật pháp không được diễn giải cụ thể, thì sẽ trở thành lý do để phía công an diễn giải theo ý họ. Mà khi họ diễn giải theo ý họ, thì xem như đó là luật. Cho nên, người dân mới có câu rằng, công an chính là lực lượng “luật là tao, tao là luật”.
Không bắt buộc công khai nhiệm vụ, kế hoạch và trang phục cũng như số hiệu công an nhân dân, thì khác nào muốn che mắt người dân? Rồi không ghi rõ thiết bị ghi âm và ghi hình là công cụ giám sát của người dân, thì khác nào, giúp công an có cơ hội lộng hành hơn?
Công an là lực lượng chấp pháp, nếu luật pháp không chặt chẽ, không nghiêm minh, thì khác nào dung túng cho lực lượng này làm bậy?
Lâu nay, Công an Cộng sản đã nổi tiếng là tùy tiện, thì nay, họ lại càng có cơ hội tùy tiện hơn. Đây chẳng khác nào một loại “chiếu chỉ” do ông vua mới vừa lên ngôi ban thưởng cho tay chân dưới tay mình.
Hành động này của ông Tô Lâm rất nguy hiểm cho xã hội, vì nó khiến công an càng lộng hành hơn, càng dễ che đậy hành vi phạm pháp hơn.
Tô Lâm lên ngôi chưa lâu, thì Bộ Công an đã tung ra nhiều thông tư hạn chế sự giám sát của người dân. Khi ông “nuôi quân” theo cách này, thì khó có thể kỳ vọng về một Tô Lâm kỷ cương, coi trọng sự nghiêm minh của pháp luật, và có tư tưởng cải cách.
Tô Lâm vừa lên ngôi đã thành công thực hiện một loạt động thái mị dân. Đặc biệt là việc thả một số tù nhân lương tâm trước thời hạn, để lấy tiếng. Tuy nhiên, việc thả người, rồi sau đó bắt người khác để bù vào, là việc đơn giản đối với bộ máy công an trị khổng lồ này.
Lâu nay, ngành Công an vẫn dùng hình thức chiếm dụng tiền ngân sách một cách công khai, bằng hình thức thưởng cho những người được đánh giá là “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, như bắt cướp, phạt vi phạm giao thông vv… Công an vốn được trả lương để làm các nhiệm vụ đó, tại sao lại còn lấy tiền ngân sách để ban thưởng? Vậy, thành lập lực lượng Công an để “ngồi chơi xơi nước sao”?
Nhưng việc “thưởng nóng” vẫn không đủ để lấp đầy túi tham, công an còn cần thêm cơ chế. Chính cơ chế như Thông tư 46 là cách giúp cho Công an đầy túi, mà vẫn an toàn.
Tô Lâm đã từng đứng trên luật pháp khi giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Lên Tổng Bí thư, ông khó mà đưa đất nước này vào khuôn khổ luật pháp. Việc cho ban hành Thông tư 46 chính là minh chứng rõ nét nhất, về ông vua mới của Đảng Cộng sản.
Tô Lâm vẫn là Tô Lâm, không thể kỳ vọng có được một Tô Lâm biết thượng tôn pháp luật, biết tôn trọng khác biệt.
Sau khi kết thúc chuyến làm việc tại Mỹ, và thăm chính thức Cuba, theo một số suy đoán, ông Tô Lâm đang tìm mọi cách để lật lại hồ sơ, xử lý một số tướng lĩnh cấp cao của quân đội, thuộc dạng “cứng đầu”, đang chống phá các nỗ lực cải cách của ông.
Trong đó, Thường trực Ban Bí thư – Đại tướng Lương Cường, và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương – Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, có sự bất hòa với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và cả Tổng Bí thư Tô Lâm.
Theo giới thạo tin, khi Đại hội 13 sắp diễn ra, Đại tướng Lương Cường được cố Tổng Bí thư Trọng lựa chọn, và cũng là người có triển vọng nhất để ngồi vào ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nếu Tướng Lương Cường lên Bộ trưởng, thì đương nhiên, Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ ngồi thay ở ghế Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Khi đó, hoạn lộ của Tướng Nghĩa sẽ thênh thang, có thể vào được Bộ Chính trị, và cũng có thể sẽ có quân hàm cấp Đại tướng.
Nhưng với sự ủng hộ của các tướng lĩnh khối tác chiến, Tướng Phan Văn Giang đã giành được ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào giờ chót. Điều đó đã khiến 2 tướng Cường và Nghĩa “vỡ mộng”.
Chưa hết, sự bành trướng quyền lực của phe công an, đã áp đảo phe quân đội, với số lượng ủy viên Bộ Chính trị xuất thân từ công an lên đến 6 người. Trong khi, số xuất thân từ quân đội chỉ là 3 ủy viên, bằng một nửa. Đó được cho là một trong những lý do, khiến sau Đại hội 13, Tướng Nghĩa được phân công giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Theo thông lệ, người ngồi ghế này sẽ đương nhiên sẽ là Uỷ viên Bộ Chính trị. Nhưng không hiểu vì lý do gì, Tướng Nghĩa vẫn là Ủy viên Trung ương Đảng, cho mãi đến Hội nghị Trung ương 9 mới được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Đây cũng được cho là lý do, vì sao Đại tướng Lương Cường và Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa luôn chống đối Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đáng chú ý, trong cuộc gặp với Tổng thống Biden, ngồi bên phải ông Tô Lâm là 4 ủy viên Bộ Chính trị, nhưng Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, tân Ủy viên Bộ Chính trị lại chiếm vị trí được cho là “giám sát” ông Tô Lâm.
Hôm đó, ông Nghĩa ngồi ở vị trí cao hơn Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn trong quân đội. Theo một số nhận định, đây là một biểu hiện rất bất thường, dấy lên nhiều nghi vấn về sự chống đối ra mặt của một số tướng lĩnh trong quân đội. Liệu điều đó có liên quan gì đến vụ Ban Tuyên giáo Trung ương ra lệnh xóa bỏ một đoạn phát biểu của ông Tô Lâm, về “những người bạn Mỹ” không?
Có ý kiến cho rằng, ông Tô Lâm sẽ thông qua Tổng Cục Tình báo Quân đội – Tổng cục 2, để lật lại hồ sơ, nhằm xử lý các tướng lĩnh cấp cao của quân đội, đang chống lại công cuộc cải cách của ông. Nhưng có lẽ, đối với 2 tướng đi lên từ công tác chính trị, như Lương Cường và Nguyễn Trọng Nghĩa, thì khó tìm được dấu vết nhúng chàm.
Hiện nay, người nắm Ban Tuyên giáo Trung ương là ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Thượng tướng, Uỷ viên Bộ Chính trị. Ông Nghĩa là một trong 2 vị tướng quân đội, được ông Trọng kéo về Ban Bí thư, để gia cố ban này. Giờ đây, Ban Bí thư đã do ông Tô Lâm làm chủ, thì những người được ông Trọng cơ cấu, một là phải thích nghi với chủ mới, hai là phải rời khỏi Ban Bí thư.
Những ngày gần đây, có luồng dư luận hy vọng chính quyền Cộng sản xích lại gần hơn với Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề an ninh quốc phòng. Cuộc chiến Ukraine đã chứng minh sức mạnh của vũ khí Mỹ. Việt Nam rất cần một hợp đồng mua vũ khí tối tân của Mỹ, như Đài Loan đã và đang làm, để có thể hiên ngang, tự quyết, mà không cần phải rụt rè trước Bắc Kinh.
Mới đây, tờ The New York Times – một tờ báo lớn của Mỹ, được Việt Nam cho phép đặt văn phòng thường trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là một bước xích lại gần Mỹ trong giới hạn. Vì dù báo Mỹ có mặt ở Việt Nam, thì cũng chỉ có tác dụng thuận tiện hơn trong việc đưa tin về tình hình Việt Nam, chứ không đủ sức mạnh để gây ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế. Khi nào Việt Nam mua được máy bay F16, tàu ngầm, hay nhiều loại vũ khí tối tân khác, mà Ukraine đang sử dụng, thì lúc đó, có thể tin rằng, giới lãnh đạo Việt Nam dám “phá lằn ranh”, tiến gần đến Mỹ hơn.
Hai lần phe quân đội đi lệch hướng Tô Lâm, cũng chưa thể cho thấy, có phe nào thân Mỹ trong Đảng. Điều này chỉ cho thấy, Đảng không thống nhất về đường lối, và các phe đang phá nhau.
16h30 ngày 21/10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Nghị quyết về việc bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lương Cường.
Kết quả biểu quyết, 440/440 đại biểu Quốc hội (91,67% tổng số đại biểu Quốc hội) có mặt bấm nút tán thành.
Với kết quả này, ông Lương Cường chính thức trở thành Chủ tịch nước Cộng Sản Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày 26/8, ông Bùi Văn Cường – Tổng Thư ký Quốc hội đã thông báo với báo chí rằng, việc bầu chức danh Chủ tịch nước sẽ được tiến hành tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10/2024.
Khi ông Cường đã công bố công khai, nghĩa là, các bên đã đạt được thỏa thuận về việc chia chác quyền lực trong nội bộ Đảng. Đặc biệt là phe quân đội muốn Tô Lâm nhả ghế Chủ tịch nước, để họ còn tính chuyện riêng.
Từ ngày 9 đến ngày 12/10, Đại tướng Lương Cường – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã dẫn đầu đoàn sang Bắc Kinh “chầu” Tập Cận Bình. Chuyến đi này được đánh giá là bước đệm, để Lương Cường tiến lên vị trí mới – Chủ tịch nước Việt Nam.
Giống như một điều kiện bắt buộc, bất kỳ nhân vật nào muốn vào “Tứ trụ”, đều phải sang Bắc Kinh tìm hậu thuẫn, và Lương Cường cũng không ngoại lệ.
Đáng nói là, Tướng Lương Cường cùng Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, là 2 nhân vật trưởng thành từ Tổng cục Chính trị – nơi được xem là có rất nhiều nhân vật thân Tàu. Việc tấn công vào Đại học Fulbright Việt Nam trong thời gian qua, được cho là do bàn tay của 2 vị tướng này. Họ cố ý tỏ lòng trung thành với Bắc Kinh, và quyết liệt bài thành phần được cho là thân Mỹ trong Đảng.
Từ tháng 8, phe Lương Cường và phe Tô Lâm xem như đã thỏa thuận xong về chức Chủ tịch nước. Tuy nhiên một thời gian sau đó ông Tô Lâm muốn giữ luôn chức Chủ tịch nước, không nhả.
Tuy ghế Chủ tịch nước ở trong tay Tô Lâm không tăng thêm quyền lực cho ông, nhưng nếu nhả ghế này cho phe quân đội, thì Tô Lâm có nguy cơ bị phe quân đội trỗi dậy, gây áp lực. Đấy là kịch bản mà Tô Lâm không muốn xảy ra.
Dù đang là phe mạnh nhất, nhưng thế lực của Tô Lâm vẫn chưa đủ mạnh, đến mức có thể áp đặt luật chơi lên tất cả. Đáng lo ngại nhất là vẫn nhóm quân đội. Nếu Phan Văn Giang và Lương Cường bắt tay, thì lúc đó, phe quân đội vừa có chân trong “Tứ trụ”, vừa có súng đạn, nên cân bằng quyền lực với Công an. Đáng chú ý, nếu Lương Cường và Phan Văn Giang bắt tay, thì họ sẽ tạo ra thế gọng kìm, kẹp chặt Hoàng Xuân Chiến đang được Tô Lâm hậu thuẫn.
Chưa bao giờ ghế Chủ tịch nước lại trở nên quan trọng như bây giờ. Trước đây, ghế này được xem là “hữu danh vô thực”, chỉ mang tính lễ nghi, chứ không có thực quyền. Tuy nhiên, nếu ghế này gắn kết chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, thì sẽ không còn là “hữu danh vô thực” nữa. Mà ngược lại, là chiếc ghế đầy quyền lực.
Lấy ví dụ, khi Tô Lâm mới nắm chức Chủ tịch nước, dù lúc đó ông chưa nắm được chức Tổng Bí thư, nhưng thực quyền đã rất mạnh. Nguyên nhân là do ông điều khiển được Bộ Công an, vì thế, thực quyền của Chủ tịch nước Tô Lâm hơn hẳn Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng. Chính ông Tô Lâm hiểu hơn ai hết về sự lợi hại của ghế Chủ tịch nước, một khi rơi vào tay phe quân đội.
“Chiến tranh cung đình” vẫn còn đang rất khốc liệt, mặc dù bề ngoài trông đã có vẻ yên ắng, sau cuộc đảo chính mềm. Ông Tô Lâm lo củng cố quyền lực, bất chấp thủ đoạn, còn phe quân đội thì đang tính đường hạn chế quyền lực của ông.
Ông Lương Cường đã làm mọi cách, để nhảy sang ghế Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã hứa nhả chức Chủ tịch nước từ Tháng 8, tất cả các thông tin đã được công khai với báo chí. Thời điểm nhả ghế được xác định là Tháng 10. Tuy nhiên, phe quân đội lại rất vất vả đòi Tô Lâm phải giữ lời hứa mới khiến Tổng bí thư nhả chức Chủ tịch nước.
Vì giấc mơ quyền lực, Tô Lâm sẵn sàng nuốt lời nếu có thể. Bởi theo quan điểm của kẻ tiểu nhân thì “quân tử giữ lời là quân tử dại”. Nếu giữ lời để mất cơ hội, mất thế thượng phong trên vũ đài chính trị thì không dại gì Tô Lâm phải giữ lời.
Để ép Tô Lâm phải nhả ghế thì Phan Văn Giang, Lương Cường và các đồng minh khác trong quân đội phải áp lực lên Tô Lâm, chứ không thể chỉ mong chờ Tô Lâm “giữ lời hứa”, một cách đơn giản giản được.
Hiện nay, phần còn lại của Bộ Chính trị đang cậy vào Bộ Quốc phòng, vì chỉ có nơi đây mới đủ sức cân bằng quyền lực với phe công an của Tô Lâm.
Mới đây ngày 20/10, Quốc hội một lần nữa thông báo rằng ngày mai Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước mới. Như vậy là chắc chắn Tô Lâm không còn giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngày 21/10.
Bước lên vị trí Tổng Bí thư, Tô Lâm không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát Bộ Công an như trước, mà đang có ý định nắm luôn Bộ Quốc phòng. Việc nắm luôn Bộ Quốc phòng sẽ giúp Tô Lâm kê cao gối ngủ, có thể an tâm ngồi ghế Tổng Bí thư suốt đời. Ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng trước đây cũng chỉ mới kiểm soát hoàn toàn Bộ Công an, còn trong Bộ Quốc phòng, Nguyễn Phú Trọng chỉ lôi kéo được một nhóm người trong Tổng cục Chính trị.
Trong tay Tô Lâm đang có đầy đủ công cụ để tiến hành kiểm soát Bộ Quốc Phòng. Chức Bí thư Quân ủy Trung ương vẫn chưa đủ để Tô Lâm nắm hoàn toàn Bộ Quốc phòng, mà cần phải đưa được đàn em vào ghế Bộ trưởng. Trong tay Tô Lâm có 1 Ủy viên Trung ương Đảng là cấp tướng và là đồng hương Hưng Yên, đó là Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến với cấp hàm Thượng tướng.
Ở cương vị mới, Tô Lâm đã nâng tầm của mình từ “thú cưng” thành mãnh thú. Ông Tô Lâm đang thực hiện một cuộc “lột xác” toàn diện để củng cố quyền lực. Trước đây, ông Tô Lâm không được lòng Bộ Chính trị như ông Nguyễn Phú Trọng, nên ông cần phải củng cố quyền lực mạnh hơn nữa, mới an tâm yên vị trên chiếc ghế Tổng Bí thư.
Nếu nói bộ giáp trước đây của phe Hưng Yên là Bộ Công an, thì nay Tô Lâm muốn đan bộ giáp mới, trong đó có cả công an và quân đội cùng làm nên chất liệu tấm áo. Để làm được điều này thì Tô Lâm phải loại được Lương Cường và Phan Văn Giang, hoặc ít ra cũng hạn chế sức mạnh của 2 người này, để tạo cơ hội cho Hoàng Xuân Chiến có cơ hội ngoi lên.
Tô Lâm trước đây không muốn nhả chức Chủ tịch nước là để ngăn phe quân đội đoàn kết, tạo ra một sự liên kết giữa ghế Chủ tịch nước và Bộ Quốc phòng. Phía quân đội cũng đang đứng trước cơ hội ngăn cản Tô Lâm dệt tấm áo giáp mới. Tuy nhiên, phe quân đội cần phải đoàn kết thành bó đũa, nếu không thì sẽ bị Tô Lâm bẻ từng chiếc một .
Theo thông báo của Quốc hội trên báo chí, ngày 21/10 Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới. Như vậy là kế sách của phe quân đội bước đầu đã thành công. Lương Cường lên làm CTN.
Công an và quân đội đang tranh nhau từng chút một. Cả Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đang “nín thở” chờ đợi hành động của phía quân đội. Một khi Tô Lâm thâu tóm được quân đội, những nhóm mạnh khác như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Thanh Hóa vv… khó mà còn chỗ đứng như bây giờ.
Tô Lâm đã biến Bộ Công an thành Bộ Hưng Yên, nếu để Tô Lâm biến tiếp Bộ Quốc phòng thành Bộ Hưng Yên, thì họa ập đến với rất nhiều phe khác.
Cuối cùng, Quân đội và Công an nắm giữ hết quyền lực tối cao trong chính phủ đã gây lo ngại về bản chất quyền lực, dân chủ. Thay vì cai quản bằng những nguyên tắc dân chủ, đất nước dường như đang bị kiểm soát bằng “dùi cui”, “súng đạn.” Khi quyền lực tập trung vào tay lực lượng vũ trang, chính sách thường khô cứng, thiên về duy trì trật tự hơn là phát triển xã hội, bảo vệ quyền lợi người dân.
Môi trường chính trị thiếu sự đa dạng tư tưởng, với tiếng nói phản biện thường bị xem là mối đe doạ. Điều này tạo ra một xã hội bị đàn áp, không có tự do ngôn luận và làm suy yếu nền tảng pháp quyền. Chính quyền sử dụng bạo lực để bảo vệ quyền lực, khiến khoảng cách giữa họ, người dân ngày càng lớn, gieo mầm bất mãn.
Sự phát triển đất nước không thể dựa trên súng đạn mà phải dựa trên đối thoại, tư duy xây dựng, sự cởi mở. Phải cải cách để Quân đội và Công an chỉ đóng vai trò phụ trợ, đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, từ đó đất nước mới có thể phát triển tự do, bền vững.
Viết Quang
Việc bầu Chủ tịch nước ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng, chỉ trong một ngày, trong khi bầu cử Tổng thống Mỹ kéo dài hàng tháng. Sự khác biệt này không chỉ là về mặt thời gian mà còn về bản chất của hệ thống chính trị.
Tại Mỹ, quy trình kéo dài để đảm bảo sự minh bạch, tính công bằng và tiếng nói của người dân, dù phức tạp. Trong khi đó, Việt Nam thực hiện bầu cử trong nội bộ Đảng, người dân không có vai trò trực tiếp, làm dấy lên nghi vấn về tính dân chủ thật sự.
Việc "bầu nhanh" tại Quốc hội Việt Nam chỉ phản ánh sự tập trung quyền lực vào một nhóm nhỏ, thiếu sự phản biện và minh bạch, khiến quy trình này trở thành một hình thức hơn là biểu hiện của ý chí dân chủ.
Viết Quang
Sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Lương Cường cùng đoàn Việt Nam kéo dài từ 9-12/10, theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và cuộc hội kiến với ông Tập Cận Bình và Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ hôm 11/10 tại Bắc Kinh, thì dư luận trên các trang mạng xã hội đã đồn đoán về vai trò Chủ Tịch nước của ông ta.
Quả thật không sai, hôm nay 21/10/2024 sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội CSVN đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với Đại tướng Quân đội Lương Cường.
Như vậy thì trong tứ trụ đã có 2 xuất thân từ công an ( Phạm Minh Chính, Tô Lâm) và 1 xuất thân từ quân đội (Lương Cường). Ngoài ra trong 15 uỷ viên BCT thì đã có 6 tướng công an và 3 tướng quân đội.
Nếu chúng ta nhìn qua các nước tân tiến thì guồng máy lãnh đạo chẳng bao giờ có bóng dáng quân đội và công an. Riêng VN thì sau gần 50 năm cai trị đất nước bằng bạo lực, ĐCSVN vẫn luôn e sợ sức mạnh của nhân dân sẽ truất phế quyền cai trị của họ nên vẫn luôn o bế và ưu tiên cho 2 thế lực này mà họ cho là « Những thanh gươm, lá chắn của chế độ « . Chính vì thế mà họ đã cho 2 lực lượng này rất nhiều đặc quyền về kinh tế và bỗng lộc.
Chính sự chuyên chế này đã làm cho nhiều tập đoàn đầu tư lớn nước ngoài tỏ ra e dè và đã quyết định bỏ vốn làm ăn tại những quốc gia khác trong vùng như gần đây nhất của tập đoàn Google hay Apple, Samsung. Đó là chưa kể hàng loạt các đại công ty đã lần lượt rút lui khỏi thị trường VN vì quá nhiều rủi ro trong việc đầu tư.
Thiếu đầu tư nước ngoài sẽ đồng nghĩa với lượng thất nghiệp sẽ gia tăng và đi đến bất ổn xã hội, chưa kể đến sự tranh giành trục lợi của 2 phe công an và quân đội vốn đã có sẵn từ nhiều thập niên qua sẽ đưa đến bất ổn về chính trị. Thế thì câu nói của Tô Lâm « Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới «. Kỷ nguyên mới ấy ra sao ? HAY LẠI LÀ 1 KỶ NGUYÊN LỆ THUỘC VÀO TRUNG CỘNG VỀ KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ ?
21/10/2024
Hoàng Nam Việt
Việc Lương Cường được bầu làm chủ tịch nước cũng không còn quá bất ngờ với giới quan sát chính trị, khi chỉ cách đây ít ngày, ông đã phải cất công qua tận nơi để thỉnh cầu sự giúp đỡ "thiên triều" và Tập Cận Bình. Qua đó, càng chứng tỏ việc Trung Quốc tác động đến hệ thống chính trị Việt Nam là có, và nó đang diễn ra ngày một mạnh mẽ hơn.
Không phải ngẫu nhiên Lương Cường qua Trung Quốc ngày 9/10 nhưng tận tơi ngày 11/10 thì báo chí trong nước mới dám đưa tin, mà chuyến đi này mang nhiều yếu tố về sắp xếp nhân sự hơn là một chuyến thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao 2 nước. Và Tập Cận Bình cũng rất biết cách để cân bằng cán cân quyền lực trong bộ máy chính trị Việt Nam, đặc biệt khi Tô Lâm “đu dây” với Mỹ qua chuyến công du New York vừa qua.
Với sự chống lưng này, phe quân đội thời gian tới chắc sẽ có những hành động cụ thể để kìm hãm lại sự phô trương thế lực của BCA, và cũng có thể đây là nhiệm kỳ mà Lương Cường giúp cho ghế CTN bớt mang mác "hữu danh vô thực" cũng không chừng?
Linh Linh
Lương Cường nhận chức chủ tịch nước khiến người dân ngán ngẩm với thời kỳ mà toàn tướng tá công an cùng quân đội trị, và cũng ngán ngẩm với những lời tuyên thệ, thề thốt đầy tính thủ tục và cứng ngắc của dàn lãnh đạo Việt.
Thử hỏi có ông nào lên mà không thề - hứa - nhận trách nhiệm trước nhân dân không? Lễ nhận chức thì đúng kiểu lãnh đạo hoàn hảo của nhân dân đây rồi, nhưng cứ sờ vào cái gì là hỏng cái ấy, dần dần nó thành công thức được dăm bữa nửa tháng lại thấy vội xin xuống ghế để giữ cái mạng cho yên thân. Cùng chung cái tội ăn tham, bị đối thủ nắm thóp nên quay ra xin hàng, rồi hạ cánh an toàn cả chứ chưa thấy ông nào nhận trách nhiệm như lời hứa cả.
Rồi nhìn xem, có quốc gia nào thay chủ tịch nước như cơm bữa vậy không? Trong khi bầu lên thì do một đám lưu manh quây quần tự cùng nhau thương lượng thế được mất, lợi ích phe cánh... để bầu ra. Thế nên mới có cảnh lên thì 100% đồng ý tín nhiệm, xuống cũng 100% đồng ý không phản đối. Hài hước là ở chỗ đó.
Công an và quân đội giờ cùng chia nhau miếng bánh mang tên đất nước, đậm chất Quân chủ chứ thế này mà gọi dân chủ - lấy dân làm gốc cái gì?
Linh Linh
Từ tháng 8/2024, sau khi Tô Lâm giành được chiếc Tổng bí thư sau khi đã nắm giữ ghế Chủ tịch nước. Nhiều tin đồn cho rằng, vì không được lòng phe quân đội, không sớm thì muộn Tô Lâm sẽ phải nhả ghế Chủ tịch nước cho người bên phe quân đội nắm giữ. Và Lương Cường là ứng cử viên số 1 cho vị trí này.
Tin đồn đã trở nên chắc nịch, trước ngày Quốc hội bầu Chủ tịch nước 10 ngày, vào ngày 11-10 tại Bắc Kinh, Lương Cường đã sang gặp Tập Cận Bình. Đây được coi là thông lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam mỗi khi quyết định nhân sự cấp cao, người gặp Tận Cận Bình sẽ là người được chọn.
Và đúng như dư luận bàn tán, chiều 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Sự kiện Lương Cường được Quốc hội bù nhìn bầu làm Chủ tịch nước đã chứng minh rằng: người dân Việt Nam không có quyền lựa chọn người lãnh đạo cho mình.
Cô Ba
Một nguồn tin nội bộ cho biết:
Sau khi được nâng cấp quân hàm Đại tướng, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang dẫn đầu phái đoàn cấp cao của Bộ Công an sẽ khởi hành vào cuối tuần này từ Hà Nội đi thăm và làm việc tại CHLB Đức.
Theo chương trình bắt đầu từ Thứ hai 28/10, Bộ trưởng Lương Tam Quang sẽ lần lượt có 2 cuộc gặp và hội đàm với:
+ bà Nancy Faeser - Bộ trưởng Bộ Nội vụ CHLB Đức,
+ và ông Hans-George Engelke - Thứ trưởng Bộ Nội vụ CHLB Đức - phụ trách về an ninh và cảnh sát liên bang.
Mục đích của chuyến thăm và làm việc tại Đức: ngoài việc ngoại giao như thông thường, đặc biệt, trong 2 cuộc hội đàm, nhất là khi gặp bà Nancy Faeser - Bộ trưởng Bộ Nội vụ CHLB Đức - ông Lương Tam Quang sẽ đề nghị phía Đức hỗ trợ bắt giữ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) - và dẫn độ bà Nhàn về Việt Nam.
Đổi lại, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang cam kết sẽ trao trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức nhằm "phục hồi nguyên trạng" như Chính phủ Đức nhiều lần yêu cầu, vì việc bắt cóc một người hiện diện hợp pháp trên nước Đức là hành vi vi phạm Công pháp Quốc tế và làm ảnh hưởng đến nền an ninh chính trị, bình ổn cho nước Đức nói riêng và cả Liên minh Châu âu (EU) nói chung.
Việc đề nghị Đức hỗ trợ bắt và dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là nằm trong chương trình tối mật của Bộ Công an nhằm thanh trừng Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. Cả hai nhân vật này đều dính líu đến bà Nhàn.
Nhà báo Lê Trung Khoa
Sự kiện ông Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước chỉ 10 ngày sau khi trở về từ Trung Quốc, trong khi ông Tô Lâm chỉ giữ chức vụ này trong vỏn vẹn 150 ngày, đã gây nhiều nghi vấn về tính minh bạch trong chính trị Việt Nam.
Chuyến thăm Trung Quốc và việc Lương Cường ngay lập tức được bầu vào vị trí cao nhất có thể cho thấy ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với chính trị nội bộ Việt Nam. Liệu có phải sự thay đổi này là kết quả của áp lực từ Trung Quốc?
Ông Tô Lâm, một nhân vật quyền lực, nhưng chỉ tại vị 150 ngày. Điều này phản ánh sự bất đồng trong nội bộ Đảng Cộng sản và khả năng không đáp ứng được yêu cầu từ các thế lực bên ngoài.
Việc chuyển giao quyền lực nhanh chóng và thiếu minh bạch khiến người dân hoài nghi về động cơ, lợi ích thực sự. Ai thực sự hưởng lợi từ sự thay đổi này?
Sự kiện này không chỉ là một thay đổi nhân sự mà còn là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Việt-Trung đang ngày càng phức tạp. Nó gợi ý về những bất ổn trong chính trị nội bộ và khả năng của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền tự quyết.
Viết Quang
Sự chiếm ưu thế của tướng công an và quân đội trong các vị trí lãnh đạo cao cấp như Tổng Bí thư và Chủ tịch nước đang đặt ra câu hỏi nghiêm túc về hướng đi của đất nước. Việc này không chỉ tạo ra một môi trường chính trị thiếu đa dạng, mà còn cản trở sự sáng tạo và đổi mới cần thiết để phát triển.
Chúng ta đang chứng kiến tình trạng kinh tế trì trệ với doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp gia tăng. Lãnh đạo thiếu chuyên môn về kinh tế không thể tạo ra các chính sách hiệu quả, trong khi những ý kiến phản biện bị đàn áp làm suy yếu sự phát triển xã hội.
Hơn nữa, việc nắm quyền bởi lực lượng quân đội và công an dễ dẫn đến bất bình đẳng trong phân phối quyền lực, với các nhóm lợi ích ưu tiên cho lợi ích riêng của họ. Để xây dựng một tương lai bền vững, đất nước phải có những nhà lãnh đạo có chuyên môn, khả năng cũng như tư duy đổi mới.
Nếu không, chúng ta sẽ khó thoát khỏi tình trạng kinh tế yếu kém và xã hội bất ổn. Sự đa dạng trong lãnh đạo là cần thiết để đưa đất nước phát triển đúng hướng.
Viết Quang
Chế độ độc đảng không chỉ kìm hãm tự do chính trị, mà còn tạo ra những điểm nghẽn lớn cản trở sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khi quyền lực tập trung vào một nhóm nhỏ, thiếu sự cạnh tranh, dẫn đến tham nhũng, độc tài, những chính sách thiếu hiệu quả. Hệ thống này thiếu sự giám sát, không có động lực cải cách, đổi mới, khiến đất nước rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài.
Thiếu sự kiểm soát từ các đảng đối lập và truyền thông tự do khiến tham nhũng trở thành vấn nạn khó trị. Tài nguyên quốc gia bị lãng phí vào những dự án không hiệu quả, phục vụ lợi ích nhóm. Điều này gây ra sự thất thoát lớn về kinh tế, khiến đất nước không thể phát triển bền vững.
Chỉ có một hệ thống đa đảng, nơi có sự cạnh tranh lành mạnh, mới mang lại sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý đất nước. Tự do chính trị sẽ khuyến khích đổi mới, sáng tạo, giúp phát huy tiềm năng của người dân, đất nước. Những quốc gia có hệ thống dân chủ tự do luôn là những quốc gia phát triển nhanh nhất, bền vững nhất.
Chế độ độc đảng chính là nguyên nhân chính ngăn cản bước tiến của Việt Nam. Đa đảng và tự do chính trị là giải pháp duy nhất để tháo gỡ mọi điểm nghẽn, mang lại tương lai phát triển vượt bậc cho đất nước.
Viết Quang
Quốc hội Việt Nam thông báo bầu vị trí Chủ tịch nước ngay trong ngày đầu tiên kỳ họp thứ 8 của Quốc Hội ngày 21/10/2024. Nhưng trước đó chỉ một ngày, trung ương ĐCSVN tại Hội nghị lần thứ 10 đã quyết định biểu quyết giới thiệu nhân sự đủ điều kiện để bầu vị trí Chủ tịch nước và đó là Lương Cường.
Có thể thấy, việc Quốc hội Việt Nam bầu bán Chủ tịch nước, vị trí người đứng đầu quốc gia cũng chỉ là một cuộc biểu quyết “giả hiệu” cho có lệ, qua mặt và lừa dối nhân dân, hợp thức hoá cái gọi là “cụ thể hoá chủ trương của đảng tại quốc hội”.
ĐCSVN đang cầm quyền độc đảng tại Việt Nam, hiện nay tỷ lệ đảng viên trong quốc hội là 97%, cao nhất từ trước đến nay. Quốc hội quyết gì thì cũng phải qua trung ương đảng chọn lựa trước. Nhưng hễ cứ gọi là chế độ “đảng trị” thì lại giãy nẩy lên.
Lần bầu Quốc hội nào cũng gần 100% đại biểu tán thành, đảng thì đã sáng suốt lựa chọn, giới thiệu trước. Nhưng chỉ được một thời gian thì lại “dính phốt” gì thì nhân dân không rõ, quốc hội lại miễn nhiệm cũng với số phiếu gần 100% y chang như lúc bầu vậy.
Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng phải gãy ghế Chủ tịch nước vì lý do gì nhân dân hoàn toàn không biết. Chưa có một kỳ Quốc Hội nào, chưa đến 5 năm mà đã bầu 4 lần Chủ tịch nước như khoá này. Liệu Lương Cường, Chủ tịch nước bầu lên sẽ lại tại vị được bao lâu thì lại gãy tiếp?
Không có bầu cử tự do, nhân dân không được chọn lựa, tất cả do “đảng cử, nghị gật” nên giới lãnh đạo chóp bu cầm quyền Việt Nam tha hồ vi phạm mà không bị làm sao, cùng lắm là hạ cánh an toàn, về “làm người tử tế”. Còn hậu quả thì nhân dân lãnh đủ.
Gia Minh
Chiều thứ Hai 28/10 tại Berlin, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang dẫn đầu phái đoàn cao cấp đến thăm và làm việc tại Bộ Nội vụ Liên bang Đức. Theo thông tin từ báo chí tại Việt Nam hai Bên nhất trí thúc đẩy ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự, Hiệp định dẫn độ tội phạm và Hiệp định Chuyển giao người bị kết án phạt tù.
Như vậy, có thể nói, cho đến chừng nào hai nước chưa ký kết các hiệp định trên, thì chưa có thể dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn từ Đức về Việt Nam.
Mục đích của chuyến thăm và làm việc tại Đức: ngoài việc ngoại giao như thông thường, đặc biệt, trong 2 cuộc hội đàm, nhất là khi gặp bà Nancy Faeser – Bộ trưởng Bộ Nội vụ CHLB Đức – ông Lương Tam Quang sẽ đề nghị phía Đức hỗ trợ bắt giữ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) – và dẫn độ bà Nhàn về Việt Nam.
Đổi lại, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang cam kết sẽ trao trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức nhằm “phục hồi nguyên trạng” như Chính phủ Đức nhiều lần yêu cầu, vì việc bắt cóc một người hiện diện hợp pháp trên nước Đức là hành vi vi phạm Công pháp Quốc tế và làm ảnh hưởng đến nền an ninh chính trị, bình ổn cho nước Đức nói riêng và cả Liên minh Châu âu (EU) nói chung.
Việc đề nghị Đức hỗ trợ bắt và dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là nằm trong chương trình tối mật của Bộ Công an nhằm thanh trừng Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. Cả hai nhân vật này đều dính líu đến bà Nhàn.
Thượng tá Lại Đắc Tuấn thuộc bộ tư lệnh cảnh vệ bị ra tòa và cảnh sát áp giải đi trốn phóng viên.
-Vệ sĩ của Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường đã gây chú ý khi bị bắt tại Chile vì tội danh lạm dụng tình dục. Sự việc này đã được đưa ra tòa và vệ sĩ này đã bị trục xuất khỏi Chile ngay sau đó. Các nguồn tin từ X và báo chí quốc tế đều đã đề cập đến… pic.twitter.com/hSF9Rm3EYa
SANTIAGO DE CHILE, Chile (NV) – Một cảnh vệ tháp tùng Chủ Tịch Nước Lương Cường của Việt Nam đang thăm chính thức Chile vừa bị bắt vì bị tố cáo lạm dụng tình dục, theo bản tin bằng tiếng Tây Ban Nha của báo mạng europapress hôm Thứ Hai, ngày 11 Tháng Mười Một.
Bản tin dẫn lời Bộ Ngoại Giao Chile tường thuật vụ bắt sau khi một cảnh vệ tháp tùng ông Cường bị tố cáo. Hiện chưa rõ cụ thể vụ lạm dụng này là gì.
Chủ Tịch Nước Lương Cường đang có chuyến thăm chính thức Chile từ ngày 9 đến ngày 12 Tháng Mười Một trước khi đến Peru dự hội nghị thượng đỉnh APEC. Đây cũng là chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông Cường trong vai trò chủ tịch nước.
Nhân viên cảnh vệ này bị bắt tối Chủ Nhật, và bị cảnh sát Chile giam giữ, theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Chile.
“Bộ Ngoại Giao rất tiếc về tình trạng này, và chúng tôi đang hợp tác với các cơ quan liên quan trong thẩm quyền của chúng tôi,” tuyên bố của Bộ Ngoại Giáo Chile cho biết.
Bản tin tiếng Tây Ban Nha của hãng thông tấn AP sau đó trong ngày cũng đưa tin về vụ này và cho biết nhân viên cảnh vệ Việt Nam phải rời khỏi Chile và không được tái nhập cảnh ít nhất trong hai năm sau khi bị tố cáo lạm dụng tình dục.
Theo AP, nhân viên cảnh vệ này, một người đàn ông, đã ra tòa ở Santiago de Chile vào buổi chiều Thứ Hai. Sau đó, người này được thả theo một số điều kiện, bao gồm phải rời Chile trong vài giờ đồng hồ và không được tiếp xúc với nạn nhân.
Ông Felix Rojas, công tố viên thụ lý vụ này, giải thích với các nhà báo rằng một thỏa thuận đạt được với người tố cáo, mà theo luật Chile, có “những giải pháp khác” cho “những trường hợp cụ thể” liên quan đến lạm dụng tình dục được coi là ở mức độ nhẹ hơn.
“Trong trường hợp này, luật Chile cho phép áp dụng một giải pháp khác, liên quan đến hình phạt và cũng liên quan đến trường hợp người vi phạm chưa có tiền án,” ông Rojas nói, theo AP.
Về phần mình, ông Alberto van Klaveren, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Chile, nói với báo giới rằng phía Việt Nam đã ngỏ lời xin lỗi vì những gì xảy ra, và cho biết “Việt Nam sẽ hoàn toàn hợp tác để giải quyết vấn đề.”
Theo Thư Viện Pháp Luật Việt Nam, Lực Lượng Cảnh Vệ trực thuộc Bộ Công An, có nhiệm vụ bảo vệ những người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của đảng và nhà nước Việt Nam, bao gồm những người trong “tứ trụ” như tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc Hội, thủ tướng chính phủ, và các cựu “tứ trụ,” ủy viên Bộ Chính Trị…
Hôm Thứ Hai, Tổng Thống Gabriel Boric Font của Chile đón tiếp long trọng Chủ Tịch Nước Lương Cường tại Quảng Trường Hiến Pháp ở thủ đô Santiago de Chile. Sau đó, hai nhà lãnh đạo đã có một cuộc hội đàm song phương.
Ông Cường sau đó cũng hội kiến ông Jose Garcia Ruminot, chủ tịch Thượng Viện Chile, và bà Karol Cariola, chủ tịch Hạ Viên nước này, và gặp một số doanh nghiệp tiêu biểu thuộc Hiệp Hội Thúc Đẩy Sản Xuất Chile (SOFOFA).
Đây là chuyến thăm của một lãnh đạo Việt Nam đến Chile kể từ năm 2009.
Trước ông Lương Cường, ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước Việt Nam, thăm chính thức Chile ngày 29 Tháng Chín, 2009. (Đ.D.)
Theo báo Người Việt
Cái ghế chủ tnvn có huông nặng,ai ngồi vào ko mất mạng cũng mất chức. Ông Tuấn 59 tuổi cảnh vệ ông Lương Cường dê gái ở CHILE. Làm cho tt Chile tức dận Nên lúc tiếp ctn vn. tt Chilê ko thèm thắt Cravat đây là cách tiếp đón thiếu tôn trọng dành cho phía VN. pic.twitter.com/HdGNFFtNnG
Một cận vệ tháp tùng Chủ Tịch nước Lương Cường bị bắt ngày 8 /11/2024 tại Santiago .
Được biết trong khi đi cùng đoàn Việt Nam sang thăm , làm việc ở Chile . Đảng viên tên Lại Đắc Tuân (59 tuổi ) đã tấn công tình dục, hiếp dâm một phụ nữ ở nước này. Hiện báo chí nhà nước Việt Nam hoàn toàn im lặng , bưng bít thông tin.
Người Cộng Sản là vậy , chúng là một lũ thú vật man rợ chưa tiến hóa .
Việt+ không chỉ tham ô trong nước mà mỗi khi các phái đoàn quan chức ra nước ngoài đều thèm khát "của lạ". Một người hướng dẫn viên (xin giấu tên) tiết lộ các đoàn ngoại giao quan chức VN khi đi ra nước ngoài đều có nhu cầu "chuyện ấy" nhất là với những cô tây.
Tham ô trong nước chưa đủ, dâm ô luôn cả ở nước ngoài.
Lại Đắc Tuấn (ở khách sạn Sheraton sang trọng) vào tối 10/11 đã gọi 1 nhân viên khách sạn đem nước lên, ( chuyện này bình thường).
Nhưng, khi nhân viên lên, ông chốt cửa lại, mặc đồ lót và yêu cầu massage. Cô này lập tức gọi cảnh sát.
Ông Tuấn sau đó khai trước tòa, ông chỉ yêu cầu... massage đầu.....
Bộ trưởng bộ Ngoại Giao Việt Nam phải lên tiếng xin lỗi và tòa án Chile đã cho ông Tuấn đăng xuất với lệnh cấm nhập cảnh 2 năm. Án nhẹ nhàng như vậy chắc nhờ vía chủ tịch nước và lời xin lỗi của Bộ Ngoại Giao.
Các anh đi Tây cần nhớ rằng Tây rất khác với ta. Ở Việt Nam đi hát Karaoke có thể sờ soạng, đi cafe, massage có thể xxx.. đi cắt tóc cũng quờ quạng tay, mắt hấp háy, đi câu cá cũng "bóp bóp, nắn nắn" được.v.v. Nhưng Tây khác nghe, gạ nhân viên cafe, nhân viên massage, cắt tóc, dọn phòng là chết ngay và luôn. Muốn xxx phải đến khu đèn đỏ. Ăn có nơi, chơi có chốn. Ông Tuấn chắc quen thói ở Việt Nam cứ nghĩ mình có chức có quyền, có tiền có địa vị là ở đâu cũng gạ gẫm, vầy vò, tưởng gái nào cũng mua được bằng tiền....
Hàng loạt trang báo tiếng Tây Ban Nha ở Chile đã viết bài tường thuật rất đậm về vụ việc.
Thượng tá Lại Đức Tuấn, 59 tuổi, cận vệ tháp tùng chủ tịch Nước CHXHCN Vietnam Lương Cường, bị cảnh sát Chile bắt tối Chủ Nhật 10/11/2024 vì bị tố cáo lạm dụng tình dục với một nữ nhân viên khách sạn, nơi lưu trú của phái đoàn, và phải ra trước tòa ngày hôm sau. Bộ trưởng Ngoại giao VN Bùi Thanh Sơn đã phải xin lỗi và Chile đã trục xuất Tuấn, cấm không được nhập cảnh nước này ít nhất là hai năm. Báo chính thống VN vẫn im lặng về vụ này, chỉ rầm rộ đưa tin về chuyến công du Chile của Lương Cường.
Chủ tịch nước Lương Cường đi tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác APEC 2024 tại Lima, Peru, đồng thời thăm chính thức Cộng hòa Peru từ ngày 12 đến 16/11. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị nguyên thủ quốc gia.
Trong khi đó, có các đánh giá cho rằng, ông Tô Lâm Hình như đã cảm nhận được những cơn “sóng ngầm” trong chính trường, đó là sự phản ứng từ các phe chống đối trong Đảng, được cho là do ông Lương Cường dẫn dắt.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường đều là những nhân vật chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, không có thông tin chính thức thừa nhận mối quan hệ cá nhân không bình thường giữa 2 lãnh đạo hàng đầu này.
Giữa lúc một số nhà phân tích cho rằng, không thể coi nhẹ khả năng Chủ tịch Lương Cường sẽ vươn lên vị trí Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội 14 diễn ra vào đầu năm 2026.
Ở chiều ngược lại, có một số nhận định từ giới phân tích cho rằng, ông Tô Lâm đang nỗ lực “bày binh, bố trận” để thâu tóm toàn bộ quyền lực trong Đảng. Việc Tổng Bí thư Tô Lâm nhường lại chức Chủ tịch nước không phải là sự thất thế, mà đó là một tính toán khôn ngoan, để tạo sự đồng thuận trong nội bộ Đảng, cũng như tạo đà cho việc trở thành một Tổng Bí thư quyền lực nhất sau Đại hội 14.
Các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, diễn ra cứ 5 năm một lần, đòi hỏi phải có sự hợp tác thống nhất giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước, cũng như các lãnh đạo hàng đầu. Dù chức danh Chủ tịch nước không phải là người trực tiếp tham gia vào công tác nhân sự của Đảng, nhưng ông Lương Cường, thông qua các mối quan hệ chính trị cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc bầu chọn các vị trí lãnh đạo trong Đảng. Đặc biệt trong việc lựa chọn nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, cũng như Ban Bí thư trong Đại hội 14.
Những đánh giá về sự thiếu đồng thuận giữa ông Tô Lâm và ông Lương Cường là điều có thật, đã xảy ra từ đầu năm 2024 cho đến nay. Tuy nhiên, để tạo được ảnh hưởng lớn hơn nữa trong Đảng trước kỳ Đại hội 14, 2 ông Tô Lâm và Lương Cường phải tạm đóng băng mối mâu thuẫn này.
Trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, cả 2 ông Tô Lâm và Lương Cường sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định chính trị và tiếp tục phát triển các chính sách của Việt Nam tại Đại hội 14 sắp tới.
Những đánh giá về khả năng mạnh, yếu và ai sẽ là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội 14 vẫn chỉ là sự “giả định”, vì nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: Khả năng lãnh đạo và quản lý, yếu tố phẩm chất chính trị và đạo đức, quy trình dân chủ và minh bạch…
Nhưng quan trọng nhất, đó là sức mạnh của các phe cánh. Xét trên yếu tố này, dễ dàng nhận thấy thế và lực của Tổng Bí thư Tô Lâm đường như áp đảo phe tướng lĩnh “chính trị” của ông Lương Cường. Nhưng trên bình diện tổng thể thì vẫn chưa biết “mèo nào đã cắn mỉu nào”.
Nhân vật Thường trực Ban Bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, được đánh giá là người có khả năng tạo ra các “rắc rối” cho Tổng Bí thư Tô Lâm. Bởi ông Tú nằm ngoài tầm kiểm soát của Tô Lâm, nhưng là người đứng đầu cơ quan có quyền lực điều tra các lãnh đạo cấp cao.
Theo một số ý kiến, đây là lý do, ông Tô Lâm bắt buộc phải duy trì bằng được, mối quan hệ vốn có với Thủ tướng Phạm Minh Chính, cũng như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang.
Một khi mối liên minh này “đứt gãy”, đồng thời Trần Cẩm Tú chính thức bắt tay với phe quân đội thì ngay lập tức sẽ sinh chuyện. Điều đó hết sức có lợi đối với Chủ tịch nước Lương Cường.
Việc bổ nhiệm Nguyễn Quốc Đoàn - có xuất thân từ Bộ Công An làm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho thấy Tô Lâm vẫn chưa có dấu hiệu ngừng việc bành trướng tay chân của mình lại, mà vẫn tiếp tục "phình to" ăn sâu vào các bộ ngành, nắm các chức vụ chủ chốt để đảm bảo một "đường hậu" thật tốt khi Lâm giữ chức vụ TBT này.
Điều này cũng chẳng khó hiểu mấy, bởi là người đi sau và được rút kinh nghiệm sâu sắc từ Nguyễn Phú Trọng, Lâm sẽ chẳng dại gì lơ là khi đang ở đỉnh cao danh vọng và quyền lực. Từ việc tiếp tục lôi những kẻ về vườn ra làm nhục và xử lý, triệt đường sống như Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ hay Nguyễn Xuân Phúc, cho thấy Lâm đã chẳng phải dạng vừa và rất biết cách "nhỏ cỏ tận gốc". Rồi với việc bổ nhiệm nhân sự BCA khắp các bộ máy, sẽ chẳng có một mầm mống gây hoạ nào có thể "lật" được Lâm nữa, và chẳng may nếu có sẩy chân thì Lâm vẫn còn những em út thân cận này nâng đỡ bảo vệ.
Quả không hổ danh là học trò xuất sắc của Ba Dũng, biết địch biết ta thế này, Lâm không thắng trên các mặt trận mới là chuyện lạ. Chỉ có điều chiến thắng này càng đậm đà thì bộ máy càng èo ọt, cay cú và toàn những mưu toan để hạ bệ Lâm, dân chúng cũng vì vậy mà khốn đốn chứ chẳng sung sướng gì, đất nước lại thêm những ngày tháng đen tối hơn mà thôi.
Linh Linh
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.