Dự án kính thiên văn lớn nhất thế giới của Trung Quốc đă khiến không ít người phải sửng sốt. Ngày 25/9, kính thiên văn này chính thức được đưa vào hoạt động. Đây sẽ là một công cụ tuyệt vời để các nhà khoa học t́m kiếm sự sống ngoài Trái đất và t́m hiểu thêm về vũ trụ.
Kính thiên lớn nhất thế giới có đường kính lên tới 500m.
Với đường kính 500m, kính thiên văn h́nh cầu FAST (Five-hundred-metre Aperture Spherical Telescope) ở tỉnh Quư Châu, Trung Quốc, sẽ vượt qua trạm quan sát thiên văn Arecibo ở Puerto Rico để trở thành kính thiên văn lớn nhất thế giới. Một số phương tiện truyền thông trên thế giới gọi đây là kính "săn" người ngoài hành tinh.
“Đây sẽ là một kính thiên văn cực kỳ tốt để nghiên cứu một số lĩnh vực của thiên văn học, đặc biệt là nghiên cứu ẩn tinh và sự phân bổ của các thiên hà trong vũ trụ”, Donald Campbell, giáo sư thiên văn học tại trường đại học Cornell và cựu giám đốc của trạm quan sát Arecibo, nói.
Ông Campbell cho biết thêm rằng kính thiên văn FAST sẽ tạo ra “những đóng góp quan trọng” giúp các nhà khoa học hiểu hơn về cấu trúc và lịch sử của vũ trụ
Trung Quốc hiện vẫn chưa thông báo kết hoạch nghiên cứu đối với kính thiên văn FAST, nhưng nghiên cứu giai đoạn đầu tập trung vào 6 chủ đề bao gồm cấu trúc thiên hà và sự h́nh thành của các ngôi sao.
Cơ quan quan sát thiên văn học quốc gia Trung Quốc cho biết nhóm vận hành kính thiên văn FAST sẽ không trả lời những câu hỏi của báo chí trước khi kính kính thiên văn này bắt đầu hoạt động từ ngày 25.9.
Theo hăng tin Tân Hoa Xă, kính thiên văn FAST có kinh phí xây dựng khoảng 1,2 tỷ NDT (tương đương 4.000 tỷ đồng) và khoảng 1,8 tỷ NDT kinh phí tái định cư cho hơn 9.000 người dân tại khu vực đặt trạm quan sát thiên văn.
Du khách chụp ảnh kính thiên văn FAST trước khi nó hoạt động chính thức.
Khu vực tái định cư phải đảm bảo cách xa kính thiên văn FAST hơn 5km. Trong khu vực hạn chế, mọi người không được sử dụng thiết bị điện tử bao gồm điện thoại di động và camera kỹ thuật số để tránh làm nhiễu sóng của kính thiên văn.
Với mục tiêu theo kịp Mỹ về các phát hiện khoa học cơ bản vào năm 2020, Trung Quốc không chỉ tập trung nhiều nguồn lực vào kính thiên văn FAST mà c̣n dự định xây dựng những cơ sở thiên văn học quy mô lớn khác.
“Chính phủ Trung Quốc đang sẵn sàng chi một lượng tiền lớn vào nghiên cứu cơ bản và đây là thông tin tốt với chúng ta”, nhà khoa học Stephen Ng Chi-yung thuộc đại học Hong Kong cho biết. “Nó tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà thiên văn học khắp thế giới”.
Trung Quốc dự định sẽ xây dựng một kính thiên văn có thể chuyển hướng với đường kính 110m tại thành phố Kỳ Đài thuộc Khu tự rị Tân Cương. Khi hoàn thành, nó sẽ vượt qua kính thiên văn Green Bank của Mỹ để trở thành kính thiên văn có thể chuyển hướng lớn nhất thế giới.
Ông Stephen Ng Chi-yung cho biết kính thiên văn di động có thể quan sát những vùng trời mà kính thiên văn FAST không thể khảo sát.
VietBF © Sưu Tầm