Được nói đến như “Kẻ tuyên truyền thù hận”, “không phù hợp với vị trí Tổng thống” hay sự thái quá của ông ta “khiến người ta buồn nôn”, ông Trump đang khiến nhiều đồng minh xa lánh nếu ông lên làm Tổng thống.
Cuộc khủng hoảng mang tên Trump
Tổng thống Pháp Francois Hollande chia sẻ rằng sự thái quá của ông Trump làm mọi người buồn nôn, nhất là khi ông ấy nói xấu về kư ức người lính thời chiến tranh.
Các nước châu Âu đều đang rất hoang mang nếu ông Donald Trump thâu tóm được quyền lực lớn nhất thế giới. Điều này khiến cho các lănh đạo ở Mỹ hy vọng rằng quan điểm của những người bạn nước ngoài của họ sẽ làm thay đổi suy nghĩ của cử tri Mỹ.
Nhưng thực tế cho thấy rằng, các đồng minh châu Âu của Mỹ chưa hề sẵn sàng cho khả năng ông Trump trở thành Tổng thống đời tiếp theo.
“Giới lănh đạo châu Âu rất quan ngại về viễn cảnh đó”- bà Xenia Wickett, Giám đốc chương tŕnh Mỹ thuộc Hăng phân tích Chatham House của Anh, nhận định. “Tôi không nghĩ mọi người đă chuẩn bị cho điều đó”.
Chính sự thiếu chuẩn bị đă khiến cho châu Âu trở thành khu vực dễ chịu tác động nguy hiểm nhất nếu như ông Trump bất ngờ thoát khỏi các bê bối do chính ông gây nên từ các b́nh luận gây sốc của ḿnh và giành chiến thắng trước đối thủ Hillary Clinton trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào ngày 8/11 tới đây.
Châu Âu vốn đang trong thời khắc dễ bị tổn thương nhất từ trước đến nay kể từ khi bị đặt trong thế đối đầu nguy hiểm với Nga; chưa kể tới việc một ứng viên Tổng thống Mỹ cân nhắc về việc xem xét lại mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương với họ.
Ngày nay, trên khắp lục địa này, một số phong trào dân túy đă trỗi dậy nhanh chóng nhờ cảm hứng về chủ nghĩa dân tộc mà ông Trump khơi mào. Sự việc chắc sẽ không nghiêm trọng đến vậy nếu như châu Âu không vướng phải Brexit (nước Anh rời khỏi EU), cuộc khủng hoảng di cư và cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Với hàng loạt các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau đổ tới, châu Âu đang phải chịu thách thức từng ngày. Nhưng trong số đó, việc ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ được xem là thách thức lớn nhất đối với lục địa này bởi nó có thể đẩy các nước châu Âu tới t́nh thế hiểm nghèo do khả năng Mỹ có xu hướng tự cô lập dưới bàn tay của ông Trump.
Thậm chí ngay cả khi ông Trump lựa chọn duy tŕ vai tṛ truyền thống của Mỹ như một quốc gia đảm bảo an ninh cho châu Âu, các quan điểm cực đoan của nhà tài phiệt này sẽ chỉ khiến châu Âu ngày càng rời xa khỏi nước Mỹ. “Mỹ sẽ không c̣n là một quốc gia mà nhiều nước muốn lựa chọn làm đối tác nữa”- bà Wickett nhận định khi ám chỉ nếu ông Trump trở thành Tổng thống.
Khiến người ta phải “buồn nôn”
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steimeier hồi tháng 8 vừa qua từng gọi Donald Trump là một “kẻ tuyên truyền thù hận”, chả khác ǵ những người ủng hộ Brexit hay các đảng phái cực hữu ở nước Đức. Vị quan chức này c̣n nói rằng nhóm người này có xu hướng lợi dụng sự sợ hăi của người khác để đạt được các mục đích chính trị.
Thủ tướng Đức Angela Merkel th́ b́nh luận một cách thận trọng hơn, nhưng vẫn để lộ cảm nghĩ của ḿnh về ứng viên Đảng Cộng ḥa Mỹ. Bà từng lên tiếng khen ngợi ứng viên Đảng Dân chủ Clinton là “suy nghĩ chiến lược” với ưu điểm là cam kết duy tŕ mối quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương. “Bất cứ khi nào có cơ hội làm việc với bà Hillary Clinton, tôi đều cảm thấy rất hài ḷng”- bà Merkel từng nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Bild của Đức; trong khi chỉ nói về Donald Trump rằng “cá nhân tôi không biết ông ta”.
Cũng tương tự, dù thận trọng trong lời nói, nhưng Tổng thống Pháp Francois Hollande vẫn nói rằng “sự quá đáng” của Trump khiến cho ông có “cảm giác buồn nôn”.
Quốc hội Anh th́ tỏ thái độ rất thẳng thừng khi từng mở cuộc tranh luận để xem liệu có nên cấm ông Trump nhập cảnh vào nước này hay không. Phiên họp tổ chức hồi tháng Một năm nay tuy không đưa ra hành động cụ thể, nhưng rơ ràng cho thấy giới lập pháp nước này ghét Donald Trump như thế nào.
Không rơ liệu tai tiếng của Donald Trump ở nước Anh có khá lên kể từ đó hay không, nhưng không giống như bà Clinton hay Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Trump công khai ủng hộ phong trào Brexit. Ông từng tự gọi ḿnh là “Ngài Brexit” với niềm tin rằng ông sẽ khiến cả thế giới bị sốc theo cách mà các nhà hoạt động có đường lối chống EU đă làm.
EU, NATO bó tay với ông Trump
Dù cũng có chính khách châu Âu ủng hộ, nhưng rơ ràng đó là con số hiếm hoi. Đối với các quốc gia khác, đặc biệt là 4 thành viên của NATO có đường biên nằm sát Nga, th́ ông Trump là nguồn gốc của một mối quan ngại hiện hữu. Điều đó do chính ông Trump từng liên tiếp đặt câu hỏi rằng liệu Mỹ có nên hỗ trợ các đồng minh của ḿnh khi họ bị tấn công?
3 thành viên NATO và cũng là láng giềng của Nga, gồm Latvia, Lithuania và Estonia đều lo ngại rằng họ sẽ không bảo vệ được ḿnh trong trường hợp Nga tấn công, dù khả năng này có thực hay không. Trong khi, b́nh luận của ông Newt Gingrich cố vấn hàng đầu của Trump, cho rằng “Estonia nằm ở vùng ngoại ô của St. Petersburg” đă gây sốc cho nhiều người trong khu vực bởi họ vốn coi đảng Cộng ḥa là tiếng nói bảo vệ mạnh mẽ nhất của họ.
“Các b́nh luận của ông Trump và ông Gingrich khiến chúng tôi lo ngại”- ông Ojars Kalnins, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Latvia từng nói. “Điều này cho thấy những người đó không c̣n quan tâm tới các nước Baltic như họ từng làm trước đây”.
Thế nhưng dù cho tất cả các mối quan ngại này đang nhăm nhe biến châu Âu thành một nạn nhân, th́ chiến lược mà nhiều nhà ngoại giao và chính trị gia ở lục địa này lựa chọn chỉ là ngồi hy vọng ông Donald Trump bị đánh bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Trong lúc không thể đưa ra giải pháp nào để giải quyết “vấn nạn Trump”, giới lănh đạo châu Âu chỉ biết đưa ra các b́nh luận thể hiện sự quan ngại sâu sắc của họ đối với ông này. Nói như Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schultz mới đây nói với tờ Der Spiegel của Đức th́ “Trump không chỉ là một vấn đề của EU mà c̣n là của cả thế giới”.
VietBF© Sưu tập