Các Tổng thống Mỹ ăn uống như thế nào khi vào Nhà Trắng là điều mà ai cũng quan tâm. Chế độ ăn uống của một người đứng đầu một quốc gia vô cùng quan trọng. Chúng ta cùng t́m hiểu thói quen ăn uống của các vị Tổng thống Mỹ.
Trong khi những người tiền nhiệm như Tổng thống Obama, Bush có chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe, ông Donald Trump lại là người mê đồ ăn nhanh.
Donald Trump là người thích đồ ăn nhanh. Ảnh:Evan Agostini
Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson có thể là người sành ăn đầu tiên của Mỹ với niềm yêu thích đặc biệt dành cho các món ăn Pháp. "Cha đẻ" của nước Mỹ thậm chí c̣n có một vườn rau lớn và rất đề cao việc sử dụng thực phẩm tự nuôi trồng, theo CNN.
Người kế nhiệm ông là Abraham Lincoln lại giản đơn trong chuyện ăn uống. Theo các nhà sử học, tổng thống thứ 16 của Mỹ thích táo, cà phê nóng và không đ̣i hỏi nhiều trong các bữa ăn của ḿnh.
Trái lại, Tổng thống Ronald Reagan lại là người rất đam mê các món ngọt. Để cai thuốc lá, tổng thống thứ 40 của Mỹ đă nhai kẹo dẻo và nhanh chóng mê món này. Ông thường cất nhiều kẹo ở khắp nơi trong Nhà Trắng.
Hiện, có vẻ như đồ ăn nhanh sẽ là món ăn xuất hiện thường xuyên trong Nhà Trắng, bởi tổng thống đắc cử Donald Trump là người nổi tiếng mê gà rán và hamburger.
"Nhưng ông ấy không phải là người đầu tiên mê các món ăn nhanh", nhà sử học kiêm biên tập viên William Seale của tổ chức Lịch sử Nhà Trắng cho biết.
"Đồ ăn nhanh vẫn luôn t́m được cách vào Nhà Trắng. Có những lần tổng thống hoặc thậm chí cả khách vẫn gọi hamburger hay những món tương tự vậy và các mật vụ sẽ đi mua", ông Seale nói. "Con của tổng thống Carter từng đặt hàng kiểu đó và ông George W. Bush cũng vậy".
Ông Bill Clinton cũng là người thích các món ăn nhanh đến mức thói quen ăn uống của ông trở thành đề tài cho chương tŕnh Saturday Night Live.
Trên hết, thói quen ăn uống của các tổng thống Mỹ dường như phản ánh chế độ ăn uống vốn thay đổi rất nhanh chóng của người Mỹ, nhà sử học Suzy Evans nhận xét.
"Chuyện ăn uống của các tổng thống Mỹ có vẻ không có ǵ đáng nói hoặc thậm chí quá đỗi b́nh thường. Nhưng nếu t́m hiểu kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rất nhiều về lịch sử xă hội, văn hóa, chính trị của Mỹ cũng như những câu chuyện thú vị, nhiều ư nghĩa về chế độ ăn uống, ngoại giao và các đời tổng thống Mỹ", bà Evans nói.
Tổng thống thứ 11 của Mỹ, James Polk,không thích các món ăn cầu kỳ. Ảnh:Mathew Brady
Cuối những năm 1700 và đầu những năm 1800, người Mỹ hầu hết mê các món ăn châu Âu. Nhưng từ khoảng cuối những năm 1800 bắt đầu có sự thay đổi và được thể hiện ngay ở thói quen ăn uống của ông James Polk - tổng thống thứ 11 của nước Mỹ.
"Ông Polk là người khó tính và không ưa những món sang trọng do đầu bếp Nhà Trắng nấu", ông Seale khẳng định. Trong cuốn nhật kư của ḿnh ông Polk từng viết về một bữa yến tiệc rằng: "Tôi thấy đồ ăn và không biết đó là ǵ. Chắc hẳn là món Pháp". Nhưng rồi ông đề nghị mang cho ḿnh bánh bột ngô cùng rau cải".
Trước năm 1950, hầu như mọi tổng thống đều sử dụng thực phẩm tự nhiên được sản xuất tại nông trại, theo ông Seale. Franklin Roosevelt và Harry Truman thích các món như rau cải, đậu đũa, củ cải đường cùng nhiều sản phẩm khác từ các nông trại được chế biến theo những cách đơn giản nhất.
"Họ uống sữa tươi nguyên kem, thịt và các thực phẩm khác từ nông trại Hudson River", ông Seale khẳng định. "Sự xuất hiện của các nhà hàng và chuyên gia đầu bếp đă thay đổi tất cả, tạo ra những món ăn lạ, sáng tạo khiến công chúng ṭ ṃ. Những miếng thịt ḅ từ được nướng một cách đơn giản nay được phủ đầy nước xốt. Đặc biệt trong những năm ông Kennedy nắm quyền, các món ăn quốc tế, nhất là từ Pháp, thực sự phổ biến trong các căn bếp của Nhà Trắng".
Cuối những năm 1800, những bữa ăn thịnh soạn cùng lối sống ít vận động đă trở thành biểu tượng của những người Mỹ giàu có. Và kết quả là nhiều tổng thống Mỹ giai đoạn giữa thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có thân h́nh mập mạp, nhà sử học Amy Bentley đến từ Đại học New York cho biết. "Một thân h́nh to lớn, mập mạp ở thời điểm đó đồng nghĩa với khẳng định "tôi không phải làm việc chân tay" và "tôi có đủ thực phẩm'", bà Bentley phân tích.
Đến những năm hậu Thế chiến II, người Mỹ bắt đầu gặp các rắc rối về sức khỏe do chế độ ăn uống không lành mạnh. Và điều này cũng "phần nào được phản ánh ở sức khỏe của tổng thống", Bentley nói. Ông Dwight D. Eisenhower từng lên cơn đau tim năm 1955. Sau đó ông đă phải điều chỉnh chế độ ăn uống và tránh ăn chất béo.
Kể từ đó, các tổng thống Mỹ cũng chú ư tới chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe hơn. Có thể kể đến một số cái tên như Woodrow Wilson, John F. Kennedy và cả Barack Obama. Gia đ́nh ông Obama có cả một khu vườn nhỏ ngay trong khuôn viên của Nhà Trắng.
Đến cuối thế kỷ 20, các nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy mối liên hệ giữa cân nặng với các vấn đề về sức khỏe, bệnh tim với chế độ ăn uống. Do đó, vấn đề chế độ ăn lành mạnh được chú ư hơn nữa trong thói quen ăn uống của các tổng thống.
"Sau này các bữa sáng đă chuyển từ trứng rán và thịt nguội sang ngũ cốc, sữa tách béo, bánh ḿ nướng, cà phê và nước ép trái cây. Rơ ràng thói quen ăn uống của tổng thống phản ánh xu hướng chung của xă hội", chuyên gia Bentley nhấn mạnh.
Cựu tổng thống Clinton từng nổi tiếng thích đồ ăn nhanh khi c̣n tại vị đă chuyển sang chế độ ăn lành mạnh hơn khi rời Nhà Trắng. Giờ th́ ông tự nhận ḿnh là người ăn chay. "Tôi may mắn đă không chết v́ đau tim", ông Clinton nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN năm 2011.
Việc quảng bá về thói quen ăn uống lành mạnh thậm chí c̣n trở thành một cách để nâng cao h́nh ảnh cá nhân của cựu tổng thống George W. Bush.
"Gia đ́nh ông Obama thậm chí c̣n đi xa hơn thế", Bentley nhận định. Họ không chỉ đưa vào Nhà Trắng những thực đơn lành mạnh hơn mà c̣n quảng bá việc ăn uống lành mạnh như một vấn đề quan trọng tầm cỡ quốc gia. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama chính là người phát động sáng kiến "Let’s move" với trọng tâm nâng cao ư thức người dân về sức khỏe và lối sống lành mạnh.
Giờ th́ ông Donald Trump đă chuẩn bị nắm quyền, và theo chuyên gia Bentley, công chúng Mỹ có thể thấy một sự dịch chuyển nào đó, quay trở lại với những năm hậu Thế chiến II, khi đồ ăn nhanh lên ngôi.
"Bạn có thể nói rằng thói quen ăn uống của ông Trump khá giống với thời kỳ hậu Thế chiến II, khi mà đồ ăn được đánh giá dựa trên sự giống nhau, dễ biết trước và số lượng được đề cao hơn chất lượng", bà Bentley nói.