Bản thân quan điểm đối với Nga của tổng thống đắc cử Donald Trump cũng có nhiều mâu thuẫn. Trong khi từ năm 2014 th́ ông ủng hộ việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga và gọi Moscow là “đối thủ địa chính trị” của Washington nhưng đến nay th́ ông lại có chiều hướng "thân Nga". Liệu quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Trump sẽ đi tới đâu?
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Newsweek)
Trong các cuộc phỏng vấn với CNN từ năm 2014, tỷ phú Donald Trump đă đề xuất áp đặt các lệnh trừng phạt để gây sức ép với Nga về kinh tế và tuyên bố ủng hộ các biện pháp mạnh tay với Moscow. Ông Trump cũng bày tỏ sự đồng t́nh với cựu ứng viên tổng thống đảng Cộng ḥa Mitt Romney năm 2012 rằng Nga là “đối thủ địa chính trị” số 1 của Mỹ.
“Mitt Romney nói đúng, và ông ấy cũng đúng khi đề cập đến Nga trong các cuộc tranh luận về nước này. Ông ấy đă nói: “Nga là vấn đề lớn nhất của chúng ta (Mỹ)”, tỷ phú Trump nói ngày 24/3/2014.
“Ông ấy (Mitt Romney) nói Nga là một vấn đề và tất cả mọi người đă cười nhạo ông ấy, trong đó có cả truyền thông. Nhưng hóa ra là ông ấy hoàn toàn đúng. Hăy nh́n vào những ǵ Nga đang làm với Iran, cách họ kiểm soát t́nh h́nh, và cả Syria nữa, gần như tất cả những nơi khác cũng thế… Chúng ta đang bị gạt ra khỏi mọi khu vực”, ông Trump nói thêm.
Vào thời điểm đó, ông Trump đưa ra đề xuất rằng Washington nên sử dụng các biện pháp kinh tế để trừng phạt Nga. “Có rất nhiều cách mà chúng ta có thể làm trong lĩnh vực kinh tế đối với Nga. Nga vốn không mạnh về kinh tế và chúng ta có thể làm nhiều cách khác nhau nếu chúng ta muốn”, tỷ phú New York nói.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với NBC ngày 14/3/2014, ông Trump từng nhấn mạnh nên áp các lệnh trừng phạt với Nga. “Chúng ta chắc chắn nên trừng phạt. Và chúng ta phải thể hiện sức mạnh của ḿnh. Ư tôi là, (Tổng thống Nga) Putin đă chiếm mất phần của (Tổng thống Mỹ) Obama, và như thế nghĩa là chiếm mất phần của chúng ta, trong suốt một thời gian dài”, ông Trump nói.
Những phát ngôn trên của tỷ phú Trump được đưa ra cách đây gần 3 năm, tức là trước khi ông chính thức tuyên bố ra tranh cử tổng thống Mỹ. Lập trường của Tổng thống đắc cử Trump vào thời điểm đó gần như đi ngược lại với quan điểm thân Nga của ông trong chiến dịch vận động tranh cử cũng như sau khi ông đắc cử tổng thống.
Theo đó, Tổng thống đắc cử Trump hồi năm ngoái từng dành nhiều lời khen và cả sự ngưỡng mộ cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, bất chấp sự phản đối của nhiều cử tri và nghị sĩ không ưa Moscow. Ông Trump cũng từng nhiều lần để ngỏ khả năng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Putin nhằm đưa quan hệ Nga-Mỹ xích lại gần hơn so với chính quyền tiền nhiệm.
Mới đây, trong cuộc phỏng vấn với Times of London và Bild công bố hôm 15/1, ông Trump đă đưa ra đề xuất xóa bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, vốn được Mỹ áp dụng từ sau khi Nga sáp nhập Crimea vào lănh thổ năm 2014, để đổi lại một thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân với Moscow trong thời gian tới.
Therealtz © VietBF