Có điều kiện, nhà nào cũng đă đang sở hữu một chiếc xe hơi để đi lại dễ dàng thuận tiện hơn. Nhưng bạn vô t́nh đang phá xe chỉ v́ không thay những bộ phận này. Định kỳ chúng ta phải thay dầu máy, lọc dầu,... và các bộ phận khác theo số km hoặc thời gian nhất định.
Dầu máy, lọc dầu
Định kỳ 3-6 tháng hoặc 5.000-8.000 km thay dầu bôi trơn một lần. Nên thay lọc dầu sau 2 lần thay dầu. Đó là những câu trả bạn sẽ nhận được khi hỏi bất kỳ thợ sửa xe nào.
Thay dầu máy
Xe đi ít th́ dầu máy cũng nên thay sớm mà không cần đợi đến khi đủ số km quy định, bởi lẽ xe ít hoạt động nhưng dầu lưu trữ trong động cơ lâu ngày cũng xuống cấp theo thời gian. Do đó, ví dụ sau khoảng một năm ít đi th́ vẫn nên thay dầu.
Lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ.
Trong điều kiện bụi bẩn như ở Việt Nam nên định kỳ vệ sinh lọc gió sau khoảng 5.000 km và thay mới sau khoảng 20.000 km. Nếu thường xuyên đi qua vùng có nhiều bụi, nên rút ngắn thời gian vệ sinh và thay mới. Tốt nhất, khoảng 3 tháng kiểm tra vệ sinh lọc gió một lần. Khi vệ sinh, chỉ nên gơ nhẹ hoặc thổi nhẹ chứ không nên chà mạnh hoặc thổi bằng máy khí nén.
Lọc gió điều ḥa
Lọc gió điều ḥa.
Khuyến cáo của các hăng xe cho biết, thời gian kiểm tra vệ sinh lọc gió điều ḥa là khoảng mỗi 5.000 km, tức tương ứng một lần thay dầu máy. Quăng đường này có thể tương ứng 6 tháng với người chạy trung b́nh. Sau vài lần kiểm tra vệ sinh, lọc gió nên được thay thế sau mỗi 20.000 km, tương đương thời gian thay mới lọc gió động cơ. Nếu tài xế thường xuyên lấy gió ngoài, thời gian kiểm tra và thay mới lọc gió điều ḥa nên được rút ngắn.
Gạt mưa
Gạt mưa.
Nếu thường xuyên phơi mưa nắng, khoảng một năm nên kiểm tra và thay thế lớp cao su trên cần gạt mưa. Lớp cao su này khá rẻ lại rất quan trọng v́ nếu cao su bị lăo hóa, rạn nứt, chai cứng hay chảy dẻo đều khiến việc gạt nước, lau kính trở nên vô dụng.
Lốp
Lốp xe ô tô.
Nếu xe sử dụng thường xuyên, trung b́nh khoảng 19.000 - 24.000 km mỗi năm, hoa lốp sẽ bị ṃn trước khi lớp cao su tổng hợp bị thoái hóa. Nhưng nếu chỉ chạy xe vào dịp cuối tuần khoảng 10.000 km/năm, lốp có thể bị lăo hóa trước khi hoa lốp ṃn quá mức. Tốt nhất không nên sử dụng lốp quá 5 năm bởi khi đó lớp cao su lăo hóa có thể làm tăng nguy cơ nổ lốp.
Bóng đèn pha
Đèn pha ô tô.
Với đèn Xenon hay LED, cháy bóng không c̣n là vấn đề lớn. Nhưng trên những loại bóng sợi đốt truyền thống th́ lại khác. Cuộc sống của chúng kéo dài khoảng 7 năm. Xe thường xuyên đi đêm hoặc trên đường xóc làm cho thời điểm này đến nhanh hơn.
Ắc-quy
Ắc quy thay định kỳ
Xe không chạy, ắc-quy vẫn trong t́nh trạng làm việc, bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo nên thay chúng sau 4-5 năm sử dụng.
Má phanh, đĩa phanh
Thường xuyên chở tải nặng, hoặc đi trong phố đông làm tăng tốc độ ṃn má phanh. Ở những ḍng xe cao cấp thường trang bị cảm biến báo ṃn tự động, vấn đề đơn giản chỉ là thay má khi nhận được thông báo. Cơ cấu báo ṃn cơ khí sử dụng ở những mẫu xe cấp thấp hơn.
Má phanh, đĩa phanh cũng cần thay định kỳ.
Khi phanh xuất hiện tiếng kẹt ở cơ cấu phanh với tần số thay đổi theo tốc độ, th́ đa phần các trường hợp là ṃn má phanh. Không phải lúc nào mọi hệ thống cũng hoạt động trơn tru, cơ cấu báo ṃn cũng vậy. V́ thế, sau 3-5 năm sử dụng hoặc 50.000-120.000 km dù không có bất thường nào, bạn cũng nên kiểm tra cơ cấu phanh v́ rất có thể các má đă ṃn trơ và cào sát đĩa phanh.
Bên cạnh nguyên nhân ṃn má phanh gây hiện tượng đạp phanh không ăn, hăy nghĩ tới các gioăng cao su làm kín. Vấn đề hở gioăng có thể xuất hiện khi xe đi 160.000 km, nhưng nếu cố rà phanh liên tục, nhiệt độ tăng cao ở cơ cấu phanh, các gioăng có thể hỏng bất cứ lúc nào.