Tại Nam Mỹ đã tồn tại một loài nhện khủng mà bây giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra. Chúng thường săn chim và dơi để làm thức ăn. Bạn có thể tưởng tượng nó to đến hơn bàn tay của người lớn, chiều dài của nó đến 20cm.
Con nhện này to hơn bàn tay người trưởng thành.
Ba loài nhện mới khổng lồ có khả năng ăn thịt chim đã được các nhà khoa học phát hiện mới đây ở Nam Mỹ. Việc tìm ra loài nhện mới này xảy ra ít lâu sau khi một nhánh lớn của ngành nhện Avicularia được chỉnh sửa. Các nhà khoa học khẳng định thông tin phân loại ngành này từ năm 1818 đến nay là không chính xác.
Nhánh Avicularia bao gồm các loài nhện khổng lồ (nhện tarantula) sống trên cây và ăn đa dạng từ côn trùng, dơi tới chim nhỏ. Một trong số 3 loài nhện mới được tìm thấy có kích thước 10,8 cm và sinh sống ở rừng mưa Ecuador và Peru. Một con khác chỉ sống ở Peru dài tới 16,35 cm. Loài thứ 3 chỉ sống ở bang Para của Brazil và có kích thước 12 cm.
Con dài nhất có kích thước gần 20cm.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí ZooKeys và góp phần điều chỉnh bảng phân loại từ trước tới giờ. Tiến sĩ Caroline Sayuri Fukushima, trưởng nhóm nghiên cứu trả lời tờ Live Science rằng việc phân loại trong quá khứ “là một mớ hỗn độn”.
Tên gọi nhện khổng lồ ăn chim xuất phát từ bức vẽ của nhà tự nhiên học Maria Sybilla Merian từ năm 1705. Dựa trên mẫu vẽ này, nhiều nhà khoa học thời kỳ đó khẳng định Maria vẽ sai sự thật. Tuy nhiên, thời gian đã chứng minh Maria đúng hoàn toàn.
Một con nhện khổng lồ đang ăn thịt chim.
“Tranh vẽ của Maria được xem là ảo tưởng của một người phụ nữ. Sau này, mọi người mới “ngã ngửa” trước sự chính xác tuyệt đối của những bức tranh”, tiến sĩ Fukushima nói. Loài nhện ăn chim đầu tiên được tìm thấy vào năm 1758 bởi Carl Linneus, một nhà khoa học từ Thụy Điển.