Là một nhà kinh tế, Tổng thống Donald trump không bao giờ để yên cho Trung Quốc tự do chiếm trọn Biển Đông. Nơi đây Mỹ và đồng minh có rất nhiều quyền lợi về kinh tế. Mặt khác Biển Đông có nhiều lợi thế về địa chính trị. Bởi vậy chính sách của chính quyền Tổng thống Trump với Biển Đông đang dần thành h́nh và nó có thể làm các thị trường quốc tế xáo động. Nếu Biển Đông bị tuyên bố là một "khu vực có nguy cơ cao do cuộc xung đột Trung-Mỹ, chi phí vận chuyển sẽ tăng vọt"...
Tàu sân bay Carl Vinson
Chính sách của chính quyền Tổng thống Trump với Biển Đông đang dần thành h́nh - và nó có thể làm gợn sóng trên các thị trường quốc tế.
Bắc Kinh đă bồi lấp trái phép một số rạn san hô thành đảo nhân tạo và đưa ra tuyên bố chủ quyền (phi pháp) với hầu hết diện tích biển Đông - những yêu sách này không được thừa nhận theo luật quốc tế. Trong một thời gian dài, Washington đă đua tranh với Bắc Kinh bằng cách điều các chiến hạm của họ thực hiện 'tự do hàng hải” và đi qua những vùng nước mà Trung Quốc nang nhiên tuyên bố là của họ.
Chính quyền của Tổng thống Obama đă chấp nhận việc sách nhiễu tàu hải quân và xây dựng trái phép các ḥn đảo nhận tạo, nhưng trong tương lai Mỹ có thể sẽ ít lịch sự hơn như vậy. Tổng thống Trump dường như không muốn tách riêng các vấn đề thương mại và an ninh, v́ vậy việc tranh chấp lănh thổ có thể tạo ra những gợn sóng trên các thị trường toàn cầu.
Ngày 18/2/2017, nhóm tàu sân bay tiến công Carl Vinson có căn cứ tại San Diego đă lên đường đi tới Biển Đông, bắt đầu một nhiệm vụ tuần tra, khiến Bắc Kinh như thường lệ, đưa ra khiếu nại rằng "các quốc gia liên quan" đă "đe doạ và phá hoại" chủ quyền của ḿnh. Điều này trùng hợp với thông tin rằng, các chỉ huy hàng đầu trong Bộ Tư lệnh Hải quân và Hạm đội Thái B́nh dương đă thúc giục Tổng thống Trump chấp thuận việc đưa ra những thách thức mới đối với yêu sách của Trung Quốc ở đó. Trong các cuộc gặp với các quan chức Nhật Bản vào tháng này, Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis đă bác bỏ cơ bản sự bành trướng biển của Trung Quốc.
Người ta nói rằng, Mattis đă chỉ ra một cách cụ thể về việc Washington sẽ tăng cường tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông. Thêm vào đó, với những nhân vật diều hâu trong chính quyền của Trump, đặc biệt là Peter Navarro và Steve Bannon, những người luôn coi chiến tranh với Trung Quốc là điều khó tránh khỏi - th́ dường như ngày càng có nhiều khả năng sẽ có một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối của Mỹ đối với Biển Đông.
Thời điểm cho một sự chuyển đổi chính sách không thể dở hơn. Chính quyền Obama đă kiềm chế trước các hành động không thể biện minh của Trung Quốc trong các tranh chấp lănh thổ của họ, và v́ thế từ thời điểm đó, biển Đông đă tương đối lặng sóng, mặc dù Ṭa án Trọng tài Thường trực đă bác bỏ yêu sách của Trung Quốc vào tháng 7 năm 2016.
Có thể thấy, bất kể việc tàu Carl Vinson có tiền hành tuần tra trong vùng biển lănh thổ của Trung Quốc hay không, th́ một chương tŕnh bảo đảm tự do hàng hải kiên quyết hơn của Mỹ sẽ được h́nh thành. Điều này buộc ông Tập phải phản ứng, có thể là bằng h́nh thức sách nhiễu hải quân, bằng một tuyên bố về một khu vực nhận diện pḥng không hoặc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp trên băi cạn Scarborough.
Động thái thứ ba sẽ là một phép thử liều cao đối với chính quyền mới của ông Trump. Nếu ở băi cạn xuất hiện một ḥn đảo có quân đội ở đó th́ cùng với các đảo đá Trung Quốc kiểm soát trái phép tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ h́nh thành một tam giác chiến lược hoàn chỉnh, và nếu Bắc Kinh đặt các tên lửa đất đối không trên đó, như họ đă làm ở quần đảo Hoàng Sa, th́ những tên lửa này hầu như có thể vươn tới những ḥn đảo chính của Philippines.
Rạn nứt theo mọi hướng: sự liên hệ giữa an ninh và thương mại
Nếu Hoa Kỳ đáp trả phản ứng của Trung Quốc đối với hoạt động tuần tra của họ bằng cách gia tăng các đợt tuần tra, căng thẳng có thể leo thang thành một cuộc khủng hoảng toàn diện. Nếu tính tới các ư kiến vốn được nhiều người biết đến về sự bất định và lộn xộn trong tổ chức của chính quyền Trump, những mâu thuẫn nghiêm trọng ở Biển Đông có thể làm rung chuyển các thị trường mà cho đến lúc này vẫn chưa bị ảnh hưởng. Những sự tranh chấp Mỹ - Trung trong quá khứ chưa trực tiếp ảnh hưởng đến thương mại - bởi cả hai bên đều tách bạch giữa an ninh và kinh tế. Nhưng từ nay về sau, các nhà đầu tư sẽ không thể hoàn toàn chắc chắn rằng điều này sẽ tiếp tục.
"Chúng ta sẽ đối mặt với chiến tranh ở Biển Đông trong ṿng năm đến mười năm ... không có nghi ngờ ǵ về điều đó." - Steve Bannon, Có vấn Chiến lược của Nhà Trắng. (báo Breitbart News Daily, ngày 10 tháng 3 năm 2016).
Với một đội ngũ cố vấn từng đề xuất một cuộc chiến thương mại, Tổng thống Trump - người có xu hướng tự ḿnh đưa ra những quyết định - có thể tiến hành trả đũa về mặt kinh tế. Các chính quyền tiền nhiệm tránh gắn an ninh với thương mại v́ nó có thể gây tổn hại cho các quan hệ song phương. Năm 2017 có thể là năm mà Biển Đông thực sự trở thành một vấn đề về rủi ro chính trị.
Châm ng̣i cho chuyện này có thể là một thông báo bởi Ủy ban Chiến tranh chung của Lloyd's Market Association, cơ quan hàng đầu thế giới về bảo hiểm hàng hải, đưa ra. Năm 2010, Ủy ban này ra tuyên bố vùng biển từ lănh hải của Somalia đến bờ biển phía Tây Ấn Độ là khu vực có nguy cơ cao bị cướp biển tấn công, thế là chi phí bảo hiểm vận chuyển tăng 300 lần. Nếu Ủy ban tuyên bố Biển Đông là một khu vực có nguy cơ cao do cuộc xung đột Trung-Mỹ, chi phí vận chuyển sẽ tăng vọt.
Nguy cơ tăng vọt bảo hiểm
Nếu tỷ lệ bảo hiểm tăng cao, tuyến vận tải trực tiếp đến Đông Bắc Á qua Biển Đông sẽ trở thành không thể chấp nhận được. Thay vào đó, phần lớn nguồn cung dầu của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ phải ṿng qua phía đông Philippines, điều này cũng sẽ tốn một khoản chi phí khổng lồ. Nhật Bản sẽ phải chi thêm hàng năm 600 triệu USD, c̣n Hàn Quốc phải chi thêm 270 triệu USD.
Trung Quốc tiêu thụ dầu nhiều hơn cả hai nước kia cộng lại, và do vị trí địa lư, tàu chở dầu của họ không thể thay đổi tuyến, dẫn đến phải phải chịu chi phí bảo hiểm cắt cổ.
Hàng năm, thương mại trị giá 5 ngh́n tỷ USD đi qua Biển Đông. Nguồn: MarineTraffic
Bắc Kinh có thể chỉ thị cho các công ty vận tải biển và dầu mỏ quốc doanh của họ phải tự bảo hiểm lấy, điều này có thể có hiệu quả về chi phí bởi v́, thậm chí khi Biển Đông bị tuyên bố là vùng biển có độ rủi ro cao - th́ cả Bắc Kinh, cả Washington, không ai dám leo thang ngăn chặn thương mại, cho nên không cần phải có khoản thanh toán bảo hiểm. Các hăng vận tải hàng đầu hiện đă phải chịu tổn thất do t́nh trạng dư cung và tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu ngày càng đi xuống, một số hăng c̣n ở trên bờ vực phá sản. Một sự kiện rủi ro chính trị tại Biển Đông có thể sẽ đẩy nhanh sự bùng phát các vụ sáp nhập mới và hợp tác chiến lược trong ngành vận tải.
Thị trường dầu mỏ cũng sẽ gặp rắc rối. Việc bác bỏ tuyên bố chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc của Ṭa trọng tài The Hague hồi năm ngoái đă cho thấy giá dầu tăng tới 2% so với các hợp đồng trả trước, điều trước đây chưa từng bị ảnh hưởng bởi căng thẳng khu vực. Những lo ngại nghiêm trọng hơn chắc chắn sẽ gây ra tác động lớn hơn. Dường như một cuộc chiến tranh ở Biển Đông vẫn c̣n là một viễn cảnh xa xôi, th́ sự ô nhiễm của các mối quan hệ thương mại song phương lại không phải xa xôi như thế. Hậu quả của nó sẽ làm rung chuyển không chỉ ngành vận tải. Nếu chính quyền của ông Trump áp dụng thuế quan, kim ngạch xuất khẩu chế tạo giảm xuống chắc sẽ làm tổn thương nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, và Bắc Kinh có thể nhắm mục tiêu đến Apple, Boeing, ngành công nghiệp ô tô và nông nghiệp của Mỹ.
Nếu tính đến những khuyến nghị có tính khẳng định của lực lượng vũ trang đă đến với Tổng thống và việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các đảo mà họ mới xây dựng trái phép, lập trường của chính quyền Trump về Biển Đông sắp sửa h́nh thành nên một chính sách liên tục. Sự kết hợp ư kiến cố vấn quân sự và các trợ lư chủ chốt về việc gây sức ép lên Bắc Kinh, cộng thêm tính không lường trước của Trump sẽ quyết định xem liệu tranh chấp ở Biển Đông có thể lan rộng không. Sự thừa ứ của mối quan hệ thương mại trị giá 660 tỷ đô la Mỹ hẳn sẽ làm tổn hại không nhỏ đối với kinh tế thế giới và đầu độc quan hệ hai bên.