Vụ việc ghê rợn này xảy ra vào ngày 9/5 trên không phận Quốc tế ở bên trên Biển Đen. Khi đó một tiêm kích Nga đă bay cách máy bay tuần tra Mỹ chỉ vỏn vẹn có... 6m. Tuy nhiên quan chức hai bên đầu cho rằng cuộc "chạm trán" đă diễn ra an toàn.
Trong một thông cáo, chỉ huy hải quân Pamela Kunze, người phát ngôn lực lượng Hải quân Mỹ tại châu Âu, cho biết tàu chiến và máy bay của Nga và Mỹ "tương tác một cách định kỳ" và phần lớn các cuộc tương tác diễn ra an toàn và chuyên nghiệp.
Bộ Quốc pḥng Nga cũng biết về sự cố này. Trong tuyên bố do hăng tin TASS đăng tải, cho biết tiêm kích của Nga, là một chiếc Su-30 theo phía Nga trong khi Mỹ nhận dạng là Su-27, đă "cất cánh để chặn đứng mục tiêu" nhưng không tham gia vào hoạt động mạo hiểm nào.
Máy bay Su-27 cất cánh để chặn đứng một máy bay được giả định là bị không tặc khống chế và đă xâm phạm không phận Nga trong cuộc tập trận Đại bàng Cẩn mật năm 2013. Đây là cuộc tập trận giữa Nga, Mỹ và Canada để diễn tập đối phó các t́nh huống máy bay dân sự bị không tặc. Ảnh: Washington Post/ Không lực Mỹ .
Phát ngôn viên của lực lượng Hải quân Mỹ ở châu Âu không gọi vụ việc là cuộc "chặn đứng", ông nói đó là một hoạt động thường kỳ.
Cuộc chạm trán trên Biển Đen xảy ra 1 ngày trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak tại Nhà Trắng.
Quân đội Mỹ từng nhiều lần chặn đứng máy bay Nga bên ngoài bờ biển Alaska. Những sự cố khác khi máy bay Nga tiếp cận máy bay và tàu chiến Mỹ thường kéo theo sự phản ứng mạnh từ Lầu Năm Góc.
Ông Kunze nói rằng khoảng cách (6 m trong trường hợp này) chỉ là một biến số trong việc xác định cuộc tương tác có an toàn và chuyên nghiệp không. Các yếu khác bao gồm tốc độ, độc cao, tần suất đến gần và tầm nh́n.
Therealtz © VietBF