Hôm 16/5, tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đã rời căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản thực hiện cuộc tuần tra thường niên đã lên kế hoạch từ trước ở vùng châu Á-Thái Bình Dương. So với kế hoạch thì con tàu này lên đường trễ hơn 1 ngày vì trục trặc kỹ thuật. Tình hình bán đảo Triều Tiên đang rất căng thẳng nên Mỹ thực hiện tuần tra dù là thường niên nhưng vẫn làm căn thẳng leo thang.
Ảnh tư liệu - phi cơ chiến đấu chuẩn bị cất cánh từ soái hạm USS Ronald Reagan ngày 10/09/2016
Cuộc tuần tra diễn ra giữa lúc quan ngại đang tăng về chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan dài 330m, chạy bằng năng lượng hạt nhân, có thủy thủ đoàn lên tới 5000 người, có khả năng chở 60 máy bay, thay thế hàng không mẫu hạm George Washington vào năm 2015 trong tư cách là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay 5 đặt tại Căn cứ Hải quân Yokosuka, Nhật Bản.
Dự kiến tàu Reagan sẽ thực hiện “các cuộc tuần tiễu thường kỳ” ở Biển Đông.
Lâu nay Mỹ vẫn nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, bất chấp những hành động bành trướng của Bắc Kinh tại đó.
Trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đang tăng cao với sự động binh của Triều Tiên, tàu Reagan có thể hoạt động ở Biển Nhật Bản.
Thông thường, tàu sân bay khi được triển khai sẽ được hộ tống bởi các tàu khu trục hay tàu tuần dương và một số tàu ngầm. Một đợt triển khai kéo dài 6-8 tháng.
Hiện tại, tàu sân bay USS Carl Vinson đang hoạt động ở các vùng biển này. Gần đây, xuất hiện nhiều đồn đoán cho rằng tàu sân bay Reagan có thể thay thế tàu Carl Vinson ở Nhật Bản.
Báo chí dẫn lời chính phủ Nhật nói tàu Reagan sẽ tiến hành huấn luyện chung với Lực lượng Phòng vệ Nhật ở Biển Nhật Bản hoặc Biển Hoa Đông nhằm gia tăng áp lực đối với Triều Tiên.
Ông Carl Thayer, một nhà tư vấn về an ninh khu vực và giáo sư danh dự của Đại học New South Wales, Australia, nói đội tàu Reagan sẽ đánh đi một thông điệp quan trọng về ý định của Hoa Kỳ trong khu vực.
Therealtz © VietBF