Sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa hôm 4/7, Mỹ, Hàn và Nhật Bản đều xác nhận đó là tên lửa liên lục địa. Nhưng phía Nga khẳng định và đưa ra bằng chững đó chỉ là tên lửa tầm trung. Vậy lư do ǵ khiến Nga phủ nhận Triều Tiên phóng ICBM?
Chia sẻ với tạp chí The Diplomat, nguồn tin từ chính phủ Mỹ cho hay tên lửa Hwasong-14 có tầm bắn từ 7.500 – 9.500 km. Với tầm bắn này, Hwasong-14 có thể tấn công nhiều thành phố lớn của Mỹ ở khu vực bờ Tây như Seattle, San Francisco và Los Angeles.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên.
Tuy nhiên, Nga đă phản bác thông tin Triều Tiên phóng thành công ICBM. Đây cũng chính là lư do hồi tuần trước, Nga phủ nhận tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ).
Về phần ḿnh, Trung Quốc cho biết, "không nhận được báo cáo" liên quan tới việc Triều Tiên phóng Hwasong-14. Bắc Kinh cũng không công khai tuyên bố Triều Tiên đă phóng ICBM. Thay vào đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh "sẽ t́m hiểu thêm thông tin".
Theo tạp chí National Interest, ngay sau khi Triều Tiên phóng thử Hwasong-14, các nguồn tin từ Mỹ, Nhật và Hàn đă cho đăng tải thông tin có độ chênh lệch lớn về tầm bắn, độ cao và thời gian bay của tên lửa.
Lâu nay, khi cho phóng thử tên lửa tầm xa, Triều Tiên vẫn thường chọn góc phóng để tên lửa không bay qua lănh thổ các nước láng giềng. Trước đó, hồi năm 1998, Triều Tiên đă cho phóng thử tên lửa Taepodong-1 nhưng tên lửa này đă bay qua lănh thổ Nhật Bản. Nhưng kể từ năm 2006, Triều Tiên đă cố gắng chọn góc phóng dù vẫn hướng về phía đông nhưng không bay qua lănh thổ Nhật Bản.
Theo những thông số được cả quân đội Mỹ, Hàn, Nhật xác nhận, trong vụ phóng hôm 4/7, tên lửa của Triều Tiên đă bay được 935 km trên độ cao hơn 2.800 km trong khoảng thời gian là 37 phút. Do đó, nếu tên lửa này được phóng chuẩn quỹ đạo, nó có thể bay xa 5.500 km. Với khoảng cách này, có thể xác định đây là ICBM.
Hwasong-14 được xác định là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng. Ngoài ra, Triều Tiên có thể đă cho dừng hoạt động của động cơ tên lửa sớm hơn dự định để tránh việc tên lửa bay qua Nhật Bản hoặc rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Đây cũng chính là lư do khiến Mỹ xác định tầm bắn của tên lửa Triều Tiên xa hơn so với dự đoán của giới chuyên gia. Thậm chí trước thời điểm Triều Tiên cho phóng tên lửa khoảng 70 phút, Mỹ đă quan sát thấy tên lửa Hwasong-14 được B́nh Nhưỡng đặt trên bệ phóng gần sân bay Pukchang.
Nhưng sau khi nghiên cứu những dữ liệu từ hệ thống radar cảnh báo sớm, Nga vẫn khẳng định Triều Tiên không phóng ICBM. Hăng tin TASS dẫn đánh giá của t́nh báo Nga cho biết, tên lửa Triều Tiên phóng hôm 4/7 chỉ bay được 510 km trên độ cao 535 km và trong khoảng thời gian 14 phút. Với tầm bắn này, Nga cho rằng, Triều Tiên đă phóng thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Pukkuksong-1 hoặc tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) Pukkuksong-2.
Sau khi đối chiếu quỹ đạo hoạt động của tên lửa, Nga khẳng định vụ phóng hôm 4/7 của Triều Tiên chỉ là tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM). Theo định nghĩa trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), IRBM có tầm bắn từ 500 – 5.500 km. C̣n theo định nghĩa của chính phủ Mỹ, IRBM là loại tên lửa có tầm bắn từ 3.000 – 5.500 km.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vui mừng sau vụ phóng thành công ICBM Hwasong-14.
Vậy tại sao lại có sự bất đồng ư kiến giữa Mỹ và Nga khi xác định loại tên lửa mà Triều Tiên phóng hôm 4/7?
Theo Diplomat, việc Nga tuyên bố Triều Tiên chỉ phóng thử IRBM xuất phát từ 3 khả năng. Thứ nhất, Hwasong-14 là tên lửa hai tầng nhưng hệ thống cảnh báo sớm của Nga mới chỉ phát hiện hoạt động của tầng thứ nhất. Nguồn tin từ chính phủ Mỹ cũng xác nhận tầng đầu tiên của Hwasong-14 đă đạt độ cao 585 km trong vụ phóng thử hôm 4/7. Thông số này gần sát với thông tin được t́nh báo Nga tuyên bố về độ cao mà Hwasong-14 đạt được trong toàn bộ quá tŕnh phóng thử. Điều này mở ra khả năng hệ thống cảnh báo sớm và radar của Nga đă không theo dơi được hoạt động tầng thứ hai của Hwasong-14. Nói cách khác, tầng thứ hai của Hwasong-14 có thể có kích cỡ nhỏ và có khả năng tàng h́nh để không bị hệ thống radar cảnh báo sớm của Nga phát hiện.
Khả năng thứ hai, Nga thường có những tuyên bố trái ngược với Mỹ, Nhật, Hàn và thậm chí cả Triều Tiên sau những vụ phóng thử tên lửa của B́nh Nhưỡng. Trước đây, Nga từng được cho có những tuyên bố đánh giá quá cao năng lực tên lửa, hạt nhân cũng như thiết bị phóng vệ tinh (SLV) của Triều Tiên. Điển h́nh, Bộ Ngoại giao Nga từng tuyên bố Triều Tiên đă thất bại trong vụ phóng rocket Unha-2 năm 2009 nhưng phía Mỹ chỉ đơn giản khẳng định SLV của Triều Tiên đă rơi xuống Thái B́nh Dương. Và những thông tin t́nh báo mang tính đối lập của Nga về chương tŕnh phát triển tên lửa và hạt nhân Triều Tiên so với cộng đồng quốc tế vẫn tái diễn kể cả sau khi B́nh Nhưỡng phóng thử Hwasong-14 hồi tuần trước.
Khả năng thứ ba là thông số từ hệ thống cảnh báo sớm và báo t́nh Nga hoàn toàn trùng khớp với Mỹ, Nhật và Hàn nhưng Moscow đă từ chối công nhận. Nói cách khác, Nga muốn dùng tuyên bố sau khi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên để phản đối Hội đồng Bảo an. Nguyên nhân có thể là Nga thể hiện sự đối lập với Mỹ về việc Triều Tiên không vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Nhưng theo Diplomat, dù v́ lư do ǵ, tuyên bố của Nga cho rằng Triều Tiên không phóng ICBM hôm 4/7 dường như không thuyết phục được nhiều người.