Trịnh Xuân Thanh sau khi dính vào ṿng lao lư đă chạy trốn sang Đức. Khá nhiều bài báo đă theo dấu ông Thanh để rồi t́nh báo Việt Cộng phải vào việc. Lại một h́nh thức được cho là bắt cóc được các t́nh báo đưa ra.
Trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin.
Chính phủ Đức hôm Thứ Tư, 2 Tháng Tám, cáo buộc t́nh báo Việt Nam liên quan đến vụ mà họ gọi là bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hôm 23 Tháng Bảy, đồng thời, yêu cầu tùy viên an ninh ṭa đại sứ Việt Nam phải rời Đức trong 48 giờ.
“Không c̣n ǵ có thể nghi ngờ là t́nh báo và ṭa đại sứ Việt Nam có tham dự trong vụ bắt cóc công dân Việt Nam tại Berlin,” ông Martin Schaefer, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Đức, nói với báo giới.
Theo quan sát của báo Người Việt, tính đến thời điểm 3 giờ chiều 2 Tháng Tám (giờ California) tức 5 giờ sáng 3 Tháng Tám (giờ Việt Nam), vẫn chưa thấy bất kỳ một cơ quan truyền thông nào tại Việt Nam loan tải tin này.
Ông Trịnh Xuân Thanh, người từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam, đồng thời từng là Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, đột nhiên biến mất hồi tháng 9 năm ngoái, trước khi Bộ Công an Việt Nam xác định ông là nghi can trong vụ án “cố ư làm trái quy định của nhà nước về quản lư kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tháng 2 năm nay, sau một phiên xử năm cá nhân từng là thuộc cấp của ông Thanh, hoặc có liên quan đến vụ thất thoát 3,200 tỉ đồng của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) vào thời điểm ông Thanh là Bí thư, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của PVC, Ṭa khu vực Hà Nội của Ṭa án Tối cao đă khởi tố ông Thanh thêm môt tội nữa là “tham ô”.
Ông Thanh là một trong những cá nhân mà Bộ Công an Việt Nam khẳng định đă phát lệnh “truy nă toàn cầu” từ Tháng Chín năm ngoái.
Hôm Thứ Hai, Bộ Công An nói rằng ông “đầu thú” tại Hà Nội sau một thời gian bỏ trốn. Tuy nhiên, chính quyền Đức bây giờ nói rằng ông Thanh bị bắt cóc.
Tại buổi họp báo hôm 2 Tháng Tám, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, cho biết, ông Thanh đă nộp đơn và hồ sơ đang được chính quyền Đức xem xét về việc có cho hưởng quy chế tị nạn hay không?
Ông Schaefer nhấn mạnh, chuyện các cơ quan t́nh báo của Việt Nam tổ chức bắt cóc ông Thanh trên đất Đức vừa vi phạm luật pháp Đức, vừa vi phạm luật pháp quốc tế. Hôm Thứ Ba, đại sứ Việt Nam tại Đức bị triệu đến Bộ Ngoại Giao, và Đức yêu cầu Việt Nam giao trả ông Thanh. Sau đó chính phủ Đức sẽ vừa cứu xét đề nghị xin hưởng qui chế tị nạn chính trị của ông Thanh, vừa xem xét có đáp ứng đề nghị của chính quyền Việt Nam về việc dẫn độ ông Thanh.
Trịnh Xuân Thanh đứng chụp h́nh phía sau một chuyến xe buưt chứng minh ông ta đang ở Âu Châu hồi Tháng Mười Một 2016
Ông Schaefer cho biết, đầu tháng trước, khi đến Đức tham dự hội nghị G-20, các viên chức hữu tránh của Việt Nam từng đề nghi chính quyền Đức giúp dẫn độ ông Thanh. Hai tuần sau th́ các cơ quan t́nh báo của Việt Nam tổ chức bắt cóc ông Thanh.
Đức tuyên bố tùy viên an ninh tại ṭa đại sứ Việt Nam ở Berlin là “người không được chấp thuận” (persona non grata) và yêu cầu người này phải rời Đức trong 48 giờ, ông Schaefer nói.
“Chúng tôi có quyền đưa ra thêm biện pháp nếu cần, có liên quan đến các chính sách chính trị, kinh tế và phát triển,” ông nói thêm.
Các công tố viên ở Berlin cho biết họ không thể đưa ra ư kiến vụ này, ngoại trừ xác nhận là đang có một cuộc điều tra.
Điện thoại gọi đến ṭa đại sứ Việt Nam không có ai trả lời.
Bắt cóc ai đó trên lănh thổ của quốc gia nào đó là hành vi bị xem là vi phạm chủ quyền của quốc gia đó. Nay, khi Việt Nam thực hiện hành vi này trên đất Đức, đại diện Bộ Ngoại giao Đức nhận định, hành động này sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ Đức – Việt và Đức có thể sẽ xem xét lại toàn bộ quan hệ kinh tế, chính trị, khả năng hợp tác với Việt Nam.
Tin ông Thanh sa lưới giới hữu trách Việt Nam được mạng xă hội công bố cách nay vài ngày. Hôm 30 tháng 7, Bộ trưởng Công an Việt Nam tuyên bố “chưa có thông tin nào về sự kiện đó. Ngày hôm sau, Bộ Công an Việt Nam loan báo ông Thanh đă “đầu thú” với Cục An ninh Điều tra của bộ này.