Mỹ và Trung Quốc sẽ không ai chịu ai trong vấn đề Biển Đông. Cả hai đều muốn độc chiếm vùng biển này bởi những lợi ích kinh tế. Họ đang đưa ra những cam kết gay gắt khiến cả hai bên không còn đường lùi.
Chỉ trong một thời gian ngắn, các cam kết này đã trở thành một cuộc khẩu chiến, mà giới chuyên gia phân tích nhận định là “đã đến mức đáng lo ngại”. Sau đây là 3 vấn đề có thể khiến căng thẳng tại Biển Đông khó lắng dịu.
Các vấn đề chính xoay quanh chuyện Biển Đông, cả Trung Quốc và Mỹ đang đưa ra những cam kết gay gắt khiến cả hai bên không còn đường lùi. Ảnh minh họa CSIS.
Mong muốn chiếm hữu
Bắc Kinh đã đẩy nhanh việc xây dựng cái mà giới quan sát gọi là “Vạn lý trường thành trên cát”. Bức “trường thành” này bao gồm việc mở rộng một nhóm đảo tại quần đảo Trường Sa để hỗ trợ cho các đường băng, vũ khí, và các tài sản quân sự cố định khác. Đây là hành vi trái với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Trong khi đó, Washington lại có những ý tưởng khác và khẳng định sẽ tiến hành các cuộc tuần tra nhằm duy trì tự do hàng hải tại các khu vực mà Trung Quốc đang cố gắng độc chiếm.
Nguy cơ xung đột đã rõ. Một phản ứng quân sự có thể nhanh chóng dẫn tới leo thang. Cũng có thể tưởng tượng ra các kịch bản, trong đó các đảo nhân tạo kéo Trung Quốc vào xung đột với một nước ASEAN, và cuộc tuần tra tự do hàng hải có thể đẩy Trung Quốc vào một thế tương đối rắc rối liên quan đến bên thứ ba.
Rắc rối dưới biển, va chạm trên không
Trong quá khứ, Trung Quốc và Mỹ từng suýt xung đột do va chạm máy bay. Hồi năm 2001, một chiếc P-3 Orion của Mỹ đă va chạm với một máy bay đánh chặn J-8 của Hải quân Trung Quốc. Hai bên đă lớn tiếng buộc tội lẫn nhau trước khi ngồi vào bàn thương lượng.
Câu chuyện từng xảy ra trong quá khứ khiến không ít người tin rằng nếu xảy ra thêm một vụ va chạm vô tình nào nữa cũng sẽ đủ làm “giọt nước tràn ly”.
Nếu Trung Quốc quyết định thực hiện kế hoạch tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông, vấn đề có thể còn phức tạp hơn nhiều. Mỹ đã từng phớt lờ vùng ADIZ của Trung Quốc tại biển Hoa Đông, nhưng Trung Quốc có lợi ích lớn hơn và sự hiện diện mạnh hơn tại Biển Đông. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ tại Biển Đông, Mỹ cũng sẽ phản ứng tương tự, nhưng việc này sẽ đặt các máy bay các Mỹ và Trung Quốc trong tình trạng dễ xảy ra va chạm.
Sóng dưới đáy biển
Trong thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và NATO đã từng chứng kiến vô số các “sự cố tàu ngầm”, khi tàu ngầm nước này truy lùng tàu ngầm nước khác và bỗng nhiên va chạm nhau, tại Đại Tây Dương, ở Biển Bắc hay Bắc Cực.
Xung quanh chuyện tự do hàng hải tại Biển Đông, mặc dù đă có những lời qua tiếng lại vô cùng gay gắt nhưng ơn trời, cho tới nay chưa xảy ra vụ va chạm nào giữa tàu ngầm Mỹ và Trung Quốc tương tự. Một phần là vì Trung Quốc chưa tiến hành tuần tra thường kỳ SSBN (tàu ngầm gắn tên lửa đạn đạo) và tàu Trung Quốc chưa thể đi xa như các tàu ngầm của Liên Xô. Nhưng cũng cần lưu ư, Hải quân Trung Quốc đang được tăng cường đầu tư.
Theo giới phân tích, chỉ khi nào Hải quân Trung Quốc đưa tàu ngầm của họ vượt qua được chuỗi đảo thứ nhất thì mới đe dọa nghiêm trọng tới sự tiếp cận của Mỹ vào vùng biển mà họ đang nỗ lực chiếm hữu. Nhưng để đạt tới mục tiêu này thì Trung Quốc cần phải tăng cường tần suất các chiến dịch tàu ngầm của Hải quân. Tuy nhiên, điều này khiến tàu Trung Quốc rơi vào tình thế khó tránh khỏi là va chạm với tàu ngầm Nhật Bản và Mỹ. Lẽ dĩ nhiên Trung Quốc chưa sẵn sàng cho kịch bản này và bản thân Mỹ cũng luôn t́m cách né.
Tuy nhiên, bằng việc tôn tạo đảo trái phép và quân sự hóa các đảo nhân tạo tại vùng Biển Đông, Trung Quốc đang tạo ra một tình huống mà trong đó cách hành xử bình thường của Mỹ bị xem là can thiệp gây bất ổn. Điều này khiến cho nước Mỹ không bao giờ chấp nhận, bởi lợi ích cốt lơi của họ đang bị xâm phạm thô bạo.