Tổng thống Donald Trump đă có chiến thăng ngoạn mục. Trung Quốc đă giáng những đ̣n mạnh mẽ về kinh tế với Triều Tiên. Để thể hiện ḿnh, Bộ Thương mại Trung Quốc mới đây đă cấm các cá nhân và doanh nghiệp làm ăn kinh doanh với Triều Tiên, đáp ứng nghị quyết trừng phạt do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hồi đầu tháng nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân từ B́nh Nhưỡng.
Trung Quốc đă khởi động các biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Doanh nghiệp Trung Quốc ‘run rẩy’ trước khả năng Mỹ áp lệnh trừng phạt
Reuters trích dẫn thông báo trên website của Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 25/8 cho biết, các doanh nghiệp liên doanh mới và việc mở rộng các thực thể liên quan đến cá nhân hoặc doanh nghiệp Triều Tiên bị cấm ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, đơn từ xin đầu tư mới hoặc mở rộng kinh doanh ở B́nh Nhưỡng của các công ty Trung Quốc cũng sẽ không được chính quyền Bắc Kinh chấp thuận.
Các biện pháp trên có hiệu lực thi hành ngay lập tức. Bắt đầu từ tháng 9, Trung Quốc cũng sẽ ngừng nhập khẩu than đá, sắt và quặng sắt của B́nh Nhưỡng, quy định trong danh sách đen của Liên Hợp Quốc.
Các quyết định mới của Trung Quốc được ban hành 3 tuần sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt đối với Triều Tiên về thương mại, nhằm buộc quốc gia này thay đổi chính sách hạt nhân và tên lửa bất hợp pháp.
Trung Quốc từng nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng quốc tế sau khi tuyên bố sẽ tuân thủ đầy đủ nghị quyết mới của LHQ chống lại Triều Tiên dù “phải trả giá đắt”.
Có thể nói, đây là động thái trực tiếp đầu tiên từ Bắc Kinh nhằm gây áp lực lên chương tŕnh hạt nhân và tên lửa của đối tác lâu năm B́nh Nhưỡng.
Trước đây, phản ứng duy nhất của Trung Quốc đối với các vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của nước láng giềng là kêu gọi các bên kiềm chế. Thậm chí, truyền thông nước này c̣n tỏ ư bênh vực cho Triều Tiên.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, có thể lệnh trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc mà Mỹ đưa ra gần đây chính là “động lực” chính khiến chính quyền của ông Tập Cận B́nh có các hành động thực tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng chỉ trích Bắc Kinh không giúp được ǵ cho Washington để kiềm chế B́nh Nhưỡng, dù nhận được nhiều lợi ích thương mại từ cường quốc này, sau vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia (ICBM) lần thứ 2 của Triều Tiên hôm 28/7. Ông Trump cảnh báo sẽ không tiếp tục chấp nhận điều đó.
Nửa tháng sau đó (14/8), Trump đă kư vào bản ghi nhớ, yêu cầu mở cuộc điều tra về hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc.
Đây là biện pháp thương mại trực tiếp đầu tiên mà chính quyền mới của Washington áp lên Bắc Kinh, cũng được đánh giá là bước đi đầu tiên của ông Trump trong việc gây sức ép để quốc gia đông dân nhất thế giới này có các động thái cứng rắn hơn với Triều Tiên.
Rơ ràng, quyết định này của nhà lănh đạo nước Mỹ đă cho thấy tính hiệu quả trên thực tế.
Ban đầu, Trung Quốc liên tiếp đưa ra các phát ngôn phản đối, đe dọa “trả đũa” và yêu cầu Washington thu hồi các biện pháp trừng phạt thương mại. Tuy nhiên, có vẻ như cuối cùng chính quyền của ông Tập buộc phải nhượng bộ.
Đáng chú ư, chính sách mới của Trung Quốc được công bố một ngày trước khi Triều Tiên phóng thử 3 tên lửa đạn đạo tầm ngắn xuống biển Nhật Bản vào sáng nay (26/8).