Có thể nói ngay rằng cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên dường như đang diễn ra theo đúng những gì mà Mỹ đang muốn. Liên tiếp những cuộc tập trận, buôn bán vũ khí để uy hiếp Triều Tiên khiến họ phải vùng dậy đe dọa an ninh khu vực và Mỹ. Vậy Mỹ làm điều này là nhằm mục đích gì? Kết quả sẽ có ngay trong bài viết sau.
Mỹ có thể khó bỏ qua "cơ hội chưa từng thấy" đang xuất hiện ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương.Lo ngại bởi những “lời qua tiếng lại” gay gắt chưa từng thấy giữa Mỹ và Triều Tiên, các nước trong khu vực, như Nhật Bản, đang dự định hiện đại hóa quốc pḥng một cách nghiêm túc. Vấn đề được đặt ra là nguồn cung các vũ khí quân sự này, như máy bay phản lực, tên lửa pḥng không, trạm radar và các sản phẩm đắt giá khác, lại đến từ Mỹ, tức là một bên tham gia cuộc khẩu chiến nói trên.
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hoà b́nh Quốc tế, từ năm 2001, khối lượng buôn bán vũ khí đă gia tăng không ngừng. Trong lĩnh vực này, Mỹ đă vượt lên tất cả, đạt tỷ lệ tăng trưởng doanh số 33% trong giai đoạn 2011-2015, trong khi từ năm 2006 đến năm 2010, con số này là 29%.
Theo số liệu của chính các cơ quan Mỹ cung cấp, vào năm 2015, doanh thu của việc bán vũ khí cho các nước khác đạt 47 tỷ USD, nhiều hơn 15 tỷ USD so với năm 2014. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia phân tích quân sự Serbia, cây chính luận của báo "Politika" Miroslav Lazanski cho rằng bất kỳ cuộc xung đột nào trên thế giới đều là “món quà” cho những quốc gia có ngành công nghiệp quân sự hùng mạnh.
Theo quan điểm của ông, trong mỗi cuộc khủng hoảng, Mỹ thường kiếm được 20-25 tỷ USD, và cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ không phải là ngoại lệ. Chuyên gia Lazanski nhắc lại đợt căng thẳng trong quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia đă mang lại cho Washington ít nhất 65 tỷ USD thông qua thương vụ bán vũ khí cho Saudi Arabia.
Chuyên gia này lưu ư thêm: “Mỗi phát đạn hay tên lửa Mỹ phóng ra, mỗi lít xăng tiêu phí, cuối cùng đều do Iraq gánh chịu. Mỹ không tốn một xu trong cả chiến dịch "Băo táp Sa mạc". Một phi vụ kinh doanh béo bở nữa là cuộc chiến ở Libya”. Theo chuyên gia này, Mỹ khó bỏ qua "cơ hội chưa từng thấy" đang xuất hiện ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương.
Trong diễn biến khác, ngày 11.9, Triều Tiên cảnh báo Mỹ sẽ phải đối mặt với “một loạt hành động cứng rắn chưa từng thấy” nếu Washington thúc đẩy áp đặt một nghị quyết mới của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trừng phạt B́nh Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân hôm 3.9. Trong một tuyên bố do Hăng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng Mỹ "đang t́m cách sử dụng những biện pháp tự vệ chính đáng của Triều Tiên để biện hộ cho việc chèn ép và bóp nghẹt Triều Tiên". Tuyên bố cảnh báo Triều Tiên sẽ khiến Mỹ phải trả giá nếu Washington tiếp tục thúc đẩy nghị quyết trừng phạt Triều Tiên tại HĐBA và các biện pháp đáp trả của B́nh Nhưỡng "sẽ mang đến cho Mỹ những nỗi đau chưa từng có trong lịch sử".
Theo kế hoạch, HĐBA LHQ sẽ tiến hành bỏ phiếu trong ngày 11.9 về dự thảo nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên do Mỹ soạn thảo. Các nhà ngoại giao LHQ cho biết Washington quyết tâm thúc đẩy HĐBA thông qua dự thảo trên nhằm gây sức ép tối đa đối với Triều Tiên để buộc B́nh Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán đồng thời chấm dứt chương tŕnh tên lửa và hạt nhân. Tuy nhiên, hiện chưa rơ lập trường của Nga và Trung Quốc đối với việc này. Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó từng tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới sẽ không giúp thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương tŕnh hạt nhân và Nga sẽ phủ quyết dự thảo trên với tư cách nước ủy viên thường trực của HĐBA LHQ.
|