Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 11/9 là một đ̣n trừng phạt lớn với Triều Tiên. Đây là đ̣n giáng mạnh nhất từ trước đến nay với B́nh Nhưỡng. Nhưng Tổng thống Dnald Trump vẫn chưa ép được Trung Quốc ngừng cung cấp dầu thô cho Triều Tiên.
Nếu ḍng dầu thô ngừng chảy, đường ống dẫn dầu Trung Quốc - Triều Tiên sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền để trùng tu mà cũng chưa chắc thành công.
Đường ống dẫn dầu Đan Đông - Sinuiju cung cấp hơn 500.000 tấn dầu thô/năm cho Triều Tiên, chiếm gần 93% lượng dầu thô nhập khẩu của nước này. Thế nhưng đường ống huyết mạch này đă được loại ra khỏi lệnh trừng phạt của liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 11-9 vừa qua, theo Thời Báo Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).
Vấn đề kỹ thuật
Sau khi Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ thông qua nghị quyết thứ chín trừng phạt Triều Tiên, đáp trả vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của nước này, đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley đă tiết lộ chính mối quan hệ “cực kỳ tốt đẹp” giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận B́nh đă giúp nghị quyết được thông qua thành công.
Chính quyền Washington ca ngợi đây là lệnh trừng phạt mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào B́nh Nhưỡng. Thế nhưng lệnh trừng phạt mới nhất của LHQ vẫn bị chỉ trích là quyết tâm nửa vời khi loại đường ống dẫn dầu Đan Đông - Sinuiju khỏi danh sách đen. Tuy nhiên, TQ không muốn đóng băng đường ống Đan Đông - Sinuiju cũng có lẽ v́ nước này… không thể. Các chuyên gia cho biết một khi Bắc Kinh khóa đường ống này lại, việc tái khởi động sẽ gần như bất khả thi. Ông Lưu Minh (Liu Ming), chuyên gia phân tích Triều Tiên tại Học viện Khoa học xă hội Thượng Hải, cho biết TQ không thể làm ngơ trước các yếu tố kỹ thuật trong quyết định đóng đường ống dẫn dầu. “Dầu thô vận chuyển bằng đường ống Đan Đông - Sinuiju có tỉ lệ sáp cao. Nếu ḍng chảy ngừng lại, đường ống sẽ bị nghẽn và việc tu sửa rất tốn kém, thậm chí có thể bị hư hại đến mức không thể sửa chữa” - ông Lưu cho biết.
Nguồn dầu thô của đường ống xuất phát từ mỏ dầu Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang. Mỏ dầu này có lượng lưu huỳnh thấp và tỉ lệ sáp cao. Hỗn hợp từ mỏ dầu chỉ có thể được duy tŕ ở trạng thái lỏng trong thời tiết lạnh hoặc ḍng chảy đạt một tốc độ nhất định. Việc cạo bỏ lớp sáp trong ống dẫn dầu sẽ vô cùng tốn kém và nếu lượng sáp đạt đến ngưỡng nhất định th́ coi như phải bỏ đường ống, theo một báo cáo của trung tâm nghiên cứu và phát triển đường ống dẫn dầu TQ mà SCMP thu thập được.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một dự án khu dân cư tại B́nh Nhưỡng. Ảnh: AFP
Binh sĩ Triều Tiên đứng canh gác các thùng dầu tại Sinuiju. Ảnh: AP
Toan tính đ̣n bẩy
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh vẫn không muốn đẩy B́nh Nhưỡng đến chỗ cùng đường. Tờ Thời Báo Hoàn Cầu (TQ) ngày 3-9 cũng đă từng đăng bài xă luận cho rằng Bắc Kinh không nên cấm vận toàn diện Triều Tiên. “Nếu chúng ta cắt hoàn toàn nguồn dầu của Triều Tiên hay đóng cửa biên giới, chưa chắc chúng ta ngăn được B́nh Nhưỡng thử hạt nhân và phóng tên lửa. Ngược lại, đối đầu giữa hai nước chắc chắn sẽ xảy ra” - bài xă luận nhận định. Tờ Thời Báo Hoàn Cầu cảnh báo việc TQ đối đầu Triều Tiên sẽ tạo cơ hội để Washington và Seoul đẩy trách nhiệm vấn đề hạt nhân Triều Tiên cho Bắc Kinh, đi ngược lại lợi ích của nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng từng đưa ra quan điểm tương tự vào ngày 6-9. Ông cho rằng việc cắt nguồn dầu của Triều Tiên sẽ chỉ hủy hoại các bệnh viện và những công tŕnh dân sự và khiến cho những người dân vô tội của đất nước này thêm khốn khó. Theo chuyên trang nghiên cứu Triều Tiên 38 North, nguồn dầu thô từ đường ống Đan Đông - Sinuiji góp phần rất lớn cho các hoạt động giao thông, nông nghiệp và ngư nghiệp của Triều Tiên.
Justin Hasting, chuyên gia về quan hệ TQ-Triều Tiên tại ĐH Sydney, cho rằng chính quyền Bắc Kinh không muốn làm xấu thêm quan hệ với B́nh Nhưỡng. Cắt đường ống Đan Đông - Sinuiji là TQ sẽ cắt đứt nguồn sống của nền kinh tế nước láng giềng. Ông nhận định: “Chính sách của TQ là buộc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, chứ không muốn đánh gục Triều Tiên. Vậy nên TQ sẽ đưa ra những trường hợp ngoại lệ như thế này để cứu B́nh Nhưỡng. Cấm toàn bộ nguồn dầu ngoại trừ duy nhất đường ống này cho TQ nhiều sức ảnh hưởng hơn lên Triều Tiên”.
David von Hippel, Viện An ninh và bền vững Nautilus, cho rằng Bắc Kinh không muốn khủng hoảng nhân đạo nổ ra tại nước láng giềng. “TQ sợ tạo ra một ḍng thác người tị nạn tràn qua biên giới, cũng như phải đối mặt với những biến động địa chính trị” - ông Hippel nhận xét.