Một chiếc F-35 của Israel bị hỏng nặng. Trong khi Không quân nước này nói rằng chiếc F-35 bị hỏng nặng do đâm phải chim. Trong khi đó th́ nhiều nguồn tin cho rằng nó bị tên lửa S-200 Syria bắn hỏng.
Không quân Israel hôm 17/10 cho biết một siêu tiêm kích F-35I đă hư hại do đâm phải chim khi trở về căn cứ không quân Nevatim ở miền trung nước này sau một chuyến bay huấn luyện. Tuy nhiên, nguồn tin Syria và Nga lại khẳng định chiếc F-35I đă bị hệ thống pḥng không tầm xa S-200 bắn hư hại sau một cuộc không kích. Điều này đă gây tranh căi về thực hư việc tiêm kích tàng h́nh F-35I có bị bắn hỏng bởi hệ thống pḥng không cổ lỗ từ thập niên 1960 hay không, theo National Interest.
Tiêm kích F-35I của không quân Israel. Ảnh minh họa: IAF.
Trước đó một ngày, Bộ Quốc pḥng Israel tuyên bố lực lượng pḥng không Syria đă phóng tên lửa tấn công một tiêm kích của nước này khi đang thực hiện "cuộc tuần tra thường nhật" trên không phận Lebanon, nhưng quả đạn bắn trượt mục tiêu. Để đáp trả, không quân Israel đă phá hủy một hệ thống S-200 Vega ở phía đông thủ đô Damascus của Syria.
"Sự việc được cho là xảy ra vào đầu tháng 10, nhưng chỉ được công bố rộng răi vào ngày 16/10. Tuy nhiên, các nguồn tin Israel không thể đưa ra h́nh ảnh chiếc F-35I bị hư hại để chứng minh nó đâm phải chim", trang Southfront chuyên theo dơi hoạt động quân sự Nga tại Syria cho biết. Không quân Israel chỉ tiết lộ tiêm kích F-35I này có thể không c̣n khả năng hoạt động do hỏng quá nặng, mức độ hư hại hiếm thấy trong các tai nạn đâm phải chim.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Tyler Rogoway cho rằng Tel Aviv không có lư do để công khai h́nh ảnh của tiêm kích tàng h́nh bị hư hỏng, dù nó bị bắn trúng hay đâm phải chim. Phi đội F-35I vừa được đưa vào biên chế không quân Israel, họ khó có thể triển khai chúng cho nhiệm vụ tấn công Syria, trừ khi có trường hợp khẩn cấp. Những chiếc F-35I cũng không được tối ưu cho nhiệm vụ trinh sát không ảnh trên bầu trời Lebanon.
Một bệ phóng tên lửa S-200 của Syria. Ảnh: Wikipedia.
Lư do vụ việc gây tranh căi bắt nguồn từ chính ḍng tiêm kích F-35. Nó được coi là biểu tượng cho sức mạnh công nghệ của Mỹ, cũng như hàng loạt bê bối trong chương tŕnh vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử nước này. Điều đó khiến mọi tin đồn liên quan tới việc F-35 bị hư hỏng hoặc bắn rơi sẽ gây chú ư. Những người phản đối sẽ tận dụng mọi thông tin cho rằng tiêm kích F-35 bị bắn trúng, trong khi phe ủng hộ cũng t́m cách bác bỏ phương án này.
"Dù chúng ta không thể loại trừ khả năng chiếc F-35I bị tên lửa Syria bắn hỏng, có thể sự thật chỉ là một vụ tai nạn đâm phải chim thuần túy", ông Rogoway nhận định.
S-200 (NATO định danh: SA-5 Gammon) là hệ thống pḥng không tầm xa thế hệ cũ do Liên Xô phát triển từ thập niên 1960. Đây là loại tên lửa có tầm bắn xa nhất trong biên chế quân đội Syria, với khả năng đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách tới 300 km và độ cao 20 km. Syria chưa sở hữu những hệ thống tên lửa hiện đại như S-300, trong khi các tổ hợp S-400 triển khai đến nước này chỉ có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ quân sự Nga.
Quan hệ giữa Israel và Syria luôn ở t́nh trạng căng thẳng do Tel Aviv nhiều lần không kích lănh thổ Damascus với lư do tiêu diệt nhóm vũ trang Hezbollah đang tham chiến ở Syria. Syria thường xuyên phóng tên lửa pḥng không đáp trả, nhưng hiệu quả thường ở mức thấp. Damascus nhiều lần khẳng định bắn hạ tiêm kích đối phương, nhưng các tuyên bố này đều bị Tel Aviv phủ nhận.
VietBF © sưu tập