Cụt ngón tay, thầy giáo Trung Quốc vẫn dành cả đời cầm phấn. Nghị lực phi thường của người thầy này là tấm gương sáng cho nhiều người. Chen Haiping là thầy giáo duy nhất trong ngôi trường 6 học sinh.
Sống một ḿnh 27 năm để dạy học ở một trường làng xa xôi là nhiệm vụ khó khăn đối với bất kỳ ai, nhưng Chen Haiping - người đàn ông sinh ra với bàn tay, bàn chân không có ngón đă làm được, theo China Daily ngày 19/1.
Thầy giáo 51 tuổi ở trường làng thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc được chọn là nhân vật tiêu biểu của một chiến dịch phát động bởi tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, và câu chuyện về ḷng yêu nghề của ông khiến cộng đồng xúc động.
Chen t́nh cờ gặp hiệu trưởng của trường làng Liujiashan năm 1990 và trở thành giáo viên dạy thay, bởi lúc bấy giờ đội ngũ dạy học ở vùng nông thôn rất khan hiếm.
Chen Haiping dạy học ở trường làng Liujiashan, tỉnh Sơn Tây
"Năm 23 tuổi, không ai tuyển dụng tôi sau khi tốt nghiệp từ một trường cấp hai. Công việc này mang lại cho tôi khoản lương hàng tháng 50 nhân dân tệ (7,77 USD). Tôi rất hài ḷng", Chen nói.
Để trở thành giáo viên tốt, Chen vượt qua rất nhiều trở ngại. Ông phải bỏ giọng địa phương, nói tiếng Quan Thoại chuẩn mực hơn để dạy bính âm. Ngày ngày, ông dậy sớm để đến một trường lớn hơn cách 10 km, học hỏi từ các thầy cô khác trước khi trở về trường làng trước giờ vào học.
Thử thách lớn nhất của Chen là viết lên bảng phấn. Không có ngón tay, ông phải dùng cả hai bàn tay kẹp phấn ở giữa.
"Đó là quá tŕnh đầy đau đớn. Bàn tay tôi phồng rộp, phấn luôn rơi xuống sàn", Chen nhớ lại.
Tọa lạc trên sườn đồi huyện Liễu Lâm, trường của Chen giờ đây đă khác 20 năm trước. Ṭa nhà hai tầng từng là không gian chung của hơn 100 học sinh giờ chỉ c̣n lại đúng bảy người - Chen, người dạy học kiêm nấu ăn, dọn dẹp cùng sáu học sinh nữa. Ba em trong số đó ở tuổi mẫu giáo, nhưng tất cả được thầy Chen dạy trong cùng một lớp.
T́nh cảnh ở trường Chen không xa lạ ở Trung Quốc. Nhiều phụ huynh lên thành phố t́m việc và đưa con theo nên ngày càng ít học sinh học ở trường làng. Năm 2013, một báo cáo của chính phủ cho thấy hơn 60% trẻ từ 6 đến 15 tuổi ở cùng bố mẹ là người lao động di cư.
Đầu những năm 2000, một số trường làng đóng cửa hoặc ghép lại để cải thiện t́nh h́nh. Hầu hết trẻ ở làng học ở thị trấn hay thành phố. Chỉ một số ít bị bỏ lại ở các "trường học ma" như trường của Chen bởi hành tŕnh đến ngôi trường lớn hơn quá xa xôi hoặc đắt đỏ.
"Chất lượng giáo dục ở các trường học ma không tốt bằng trường lớn, nhưng vẫn rất quan trọng. Nếu không có chúng, một số học sinh sẽ bỏ học", Chen nói.
Chen ngắm học sinh chơi đùa ở sân trường.
Feng Qiangqiang, 11 tuổi là học sinh lớn nhất ở trường. Cha dượng của em, một người thợ mỏ, chẳng bao giờ về nhà, trong khi mẹ em ốm kinh niên. Gia đ́nh Feng không đủ khả năng gửi cậu bé đến trường tốt hơn, và đó là một trong những lư do Chen ở lại với công việc khó khăn này. Quan chức giáo dục từng chuyển ông sang trường khác, nhưng ông lại sớm trở về.
Chen vô cùng ngạc nhiên khi được chọn là nhân vật tiêu biểu. Ông vui mừng nhận giải thưởng 5.000 nhân dân tệ, nhiều hơn gấp đôi lương tháng của ḿnh. Nhưng niềm vui không kéo dài lâu. Thầy giáo làng lo lắng sẽ trở thành người giám hộ cuối cùng của ngôi trường nhỏ bé, bởi điều kiện khó khăn khiến những giáo viên giỏi không dám tới.
"Tôi sẽ tiếp tục dạy học cho đến khi chỉ c̣n một học sinh", Chen nói.