VBF-Cô gái gốc Việt sang Mỹ từ năm 7 tuổi có chồng người Mỹ. Cô là con gái của người mẹ vừa mất v́ bệnh ung thư. Cô cho rằng sứ quán Mỹ ở Saigon tắc trách v́ khước từ visa 3 lần của em gái mẹ cô nên không kịp sang hiến tế bào gốc.
Bài THANH PHONG
WESTMINSTER - Trong số ra ngày thứ Ba, 30 tháng 1, 2018 báo Viễn Đông đă loan tin về cái chết thương tâm của bà Helen Huỳnh, 61 tuổi, phu nhân của Thiếu Tá Huỳnh Thơ Viên, cựu SVSQ Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, hậu quả việc làm tắc trách của Ṭa Lănh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam mà cô có cảm nghĩ như hơi bị chính quyền Mỹ “phản bội”gia đ́nh cô.
Chiều thứ Tư, ngày 31 tháng 1, cô Yvonne Ái Vân Murray đến ṭa soạn Viễn Đông, tiếp xúc với chúng tôi và cho biết, sở dĩ cô coi vụ này như gia đ́nh cô bị Mỹ phản bội, v́ hai chị em cô đều có chồng là người Mỹ. Cả hai người chồng đều là người có học vị Master và đang làm việc cho chính quyền Mỹ; hai chị em cô cũng đang làm việc tại Mỹ.
Yvonne Ái Vân nói về cái chết bị phản bội của mẹ
Trong h́nh là cô Yvonne Ái Vân Murray đang tiếp xúc với phóng viên Viễn Đông tại ṭa soạn vào chiều thứ Tư, 31 tháng 1, 2018. Vào ngày thứ Sáu tuần qua, bà Helen Huỳnh, mẹ của cô Ái Vân, đă vĩnh biệt cơi trần sau gần một năm chống chọi với bệnh ung thư máu và di căn của bệnh. Cơ hội được tranh đấu cho mạng sống của bà Helen đă bị giảm rất nhiều, v́ em gái của bà không được Ṭa Lănh Sự Mỹ ở Sài G̣n cấp visa cho trường hợp y tế khẩn cấp trong mấy tháng. Cô Ái Vân đến Viễn Đông để nói thêm về trường hợp của mẹ và mong tiếp xúc với cộng đồng để giúp người khác tránh lâm vào trường hợp tương tự như gia đ́nh cô. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Cha cô từ ngày qua Mỹ định cư theo diện H.O. vào năm 1991 ông đă tích cực và siêng năng làm việc để nuôi sống gia đ́nh và lo cho các con ăn học, nhưng Ṭa Lănh Sự Mỹ tại Việt Nam đă viện nhiều lư do, ba lần từ chối không cấp visa cho người em ruột của mẹ cô là bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy được sang Hoa Kỳ để hiến tế bào gốc cứu chị.
Bà Helen Huỳnh đă được biết ḿnh bị ung thư máu trong tháng Hai 2017. Khi các bác sĩ t́m ra bà Thúy là người duy nhất có tế bào gốc phù hợp với bà Helen, bà Thúy bắt đầu nạp đơn xin Visa vào khoảng tháng Năm và rồi bị từ chối ba lần.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy em ruột của bà Helen Huỳnh sang Mỹ cứu chị nhưng visa cấp quá trễ nên cuối cùng đă không cứu được chị. Bà Thúy trở về phi trường Tân Sơn Nhất cùng với cô Ái Vân. (H́nh Ái Vân cung cấp)
Măi sau nhờ báo chí Mỹ loan tin và sự can thiệp của một số dân cử tại California, kể cả Dân Biểu Liên Bang Allen Lowenthal từ Quận Cam, D́ của Ái Vân mới được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từ Washington D.C cấp visa cho qua Mỹ vào cuối tháng Chín với thời hạn sáu tháng. Bà D́ đến California vào đầu tháng 10, nhưng phải sớm quay về Việt Nam sau gần ba tuần có mặt ở Quận Cam và hiến tế bào gốc tại bệnh viện City of Hope ở thành phố Duarte.
Bà Thúy phải về Việt Nam để quản lư các cơ sở kinh doanh của bà. Tuy người em đă có thể cung cấp tế bào gốc, nhưng tất tiếc mọi sự đă trễ cho bà Helen, ung thư máu đă lan lên tới óc, và bà Helen Huỳnh đă vĩnh viễn ĺa trần vào tối thứ Sáu, ngày 26 tháng 1, 2018.
Cô Yvonne Ái Vân Murray kể, bà d́ Nguyễn Thị Ngọc Thúy luôn bận rộn với công việc buôn bán nên chưa từng xuất ngoại lần nào. Qua xét nghiệm, bà là người duy nhất có tế bào gốc phù hợp với chị ruột của ḿnh đang bị ung thư máu tại Mỹ, bà nộp đơn xin sang Hoa Kỳ hiến tế bào gốc cho chị vào tháng Năm nhưng lần đầu, nhân viên Ṭa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam bác đơn. Họ nêu lư do tại sao hai chị em ruột mà một người họ Nguyễn, một người họ Huỳnh.
Lần thứ hai khi bà đem đầy đủ giấy tờ của người chị để chứng minh lúc trước là họ Nguyễn, khi nhập quốc tịch Hoa Kỳ lấy họ của chồng là Huỳnh, nhưng lần này họ không hỏi ǵ tới vấn đề đó, và cũng không coi giấy tờ mà bác v́ lư do “không có tài sản ở Việt Nam, mặc dù đă có giấy chứng minh bà đang làm chủ một số cơ sở thương mại và có con mới 4, 5 tuổi để chứng minh có đủ tài sản để không ở lại Mỹ.” Lần thứ ba bà bị bác với lư do “không có điều ǵ chứng minh cho việc bà d́ của Ái Vân sẽ trở về Việt Nam mà họ nghĩ bà có thể dùng trường hợp này để ở luôn tại Mỹ.”
Với các lư do vừa nêu, cô Ái Vân khẳng định lỗi này 100% do nhân viên Ṭa Lănh Sự Mỹ tại Việt Nam gây ra, họ đă chận cuộc sống của một công dân Mỹ gốc Việt.
Ông bà Huỳnh Thơ Viên, song thân của cô Ái Vân, trong một ngày hạnh phúc trước khi bà lâm bệnh bất ngờ vào tháng Hai 2017. (H́nh Ái Vân cung cấp)
Tuy sanh đẻ tại Việt Nam nhưng cô Yvonne Ái Vân theo gia đ́nh đến Mỹ năm 1991 khi cô được bảy tuổi. Cô hấp thụ văn hóa Mỹ và sống rất thực tế. Cô nói với chúng tôi, sau khi báo chí Hoa Kỳ làm rùm beng vụ này lên, có ba, bốn người gọi cho cô cũng nêu trường hợp gia đ́nh họ bị hoàn cảnh tương tự, một người ở Hawaii có thân nhân cũng cần tủy sống, một người ở San Diego cần hiến tủy và một người khác có thân nhân cần một quả thận.
Cả ba trường hợp đều đă có người phù hợp hiến tặng nhưng đều không được qua Hoa Kỳ để cứu mạng thân nhân.
Khi cô nêu ư kiến là cần phải làm chuyện này lớn rộng ra để cứu những người bị hoàn cảnh giống như vậy sau này, và để chính phủ Mỹ quan tâm đến việc làm tắc trách của Ṭa Lănh Sự Mỹ tại Saigon, th́ người Việt thường từ chối không tham gia. Cô rất buồn v́ bản tính của người Việt chỉ muốn được yên thân, không muốn làm to chuyện dù chuyện đó gây tổn hại cho ḿnh.
Cô nói, “Ḿnh sống ở đất nước tự do, ḿnh đi làm có đóng thuế cho chính phủ, ḿnh là công dân Hoa Kỳ, tại sao họ không bênh vực ḿnh?”
Trên đường đưa D́ trở về VN, cô Ái Vân coi tin mẹ ḿnh trên nhật báo Viễn Đông số thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017 có sẵn trên phi cơ. Bài báo cho biết bà Helen Huỳnh đă được ghép tế bào gốc và có hy vọng sống sót. Thế nhưng bệnh đă di căn và bà qua đời vào ngày thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018 tuần qua. (H́nh Ái Vân cung cấp)
Cô nêu một thí dụ: Giả sử cháu có một đứa con đang bị đau nặng gần chết, có một ông bác sĩ đến trước nhà, tại sao cháu không mời ông vào chữa cho con cháu mà lại đóng cửa không cho ông bác sĩ vào? Tại sao những trường hợp du lịch th́ cấp visa dễ dàng mà khi cần medical visa th́ lại quá khó khăn?
Trong nỗi buồn và với tâm t́nh muốn chia sẻ giúp đỡ tha nhân, cô Yvonne Ái Vân Murray muốn đến tŕnh bày với nhật báo Viễn Đông, để mong rằng qua những lời tŕnh bày của cô, đồng hương nào cần tiếp tay với cô lên tiếng trước công luận, để nhờ sự can thiệp của một tổ hợp luật sư Á - Mỹ hầu tránh t́nh trạng đáng buồn như đă xảy ra cho mẹ cô th́ xin liên lạc với cô Yvonne Ái Vân Murray qua điện thoại (714) 600-2546 hoặc email:
Yvonne.Aivan@yahoo.c om.