T́nh h́nh Biển Đông tiếp tục căng thẳng khi tàu chiến Mỹ tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếp theo Mỹ cân nhắc việc tăng cường tuần tra hàng hải trên Biển Đông nhằm thách thức việc leo thang quân sự của Trung Quốc. Dù lâu nay Việt Nam luôn t́m kiếm các biện pháp ḥa b́nh để giải quyết tranh chấp, tất cả lựa chọn đều đă nằm trên bàn để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lănh thổ.
Tàu sân bay Hoa Kỳ trong một lần tuần tra ở Biển Đông, ảnh minh họa: Foxtrot Alpha.
Hai quan chức Mỹ và các nhà ngoại giao thạo tin cho biết, Lầu Năm Góc đang cân nhắc kế hoạch quyết đoán hơn trong việc tuần tra tự do hàng hải quanh các rặng san hô tranh chấp mà Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp).
Các cuộc tuần tra tới đây của Hải quân Mỹ có thể dài hơn, số lượng tàu lớn hơn, giám sát chặt chẽ hơn các căn cứ của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm các thiết bị gây nhiễu điện từ và ra đa quân sự.
Washington cũng đang thúc đẩy đồng minh và đối tác quốc tế tăng cường triển khai quân của ḿnh trên tuyến hàng hải quan trọng trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự trên cả quần đảo Hoàng Sa lẫn quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
"Những ǵ chúng ta đă thấy trong vài tuần qua chỉ là bước khởi đầu, hành động nhiều hơn đáng kể đang được lên kế hoạch. Những ǵ có ư nghĩa thực sự hơn cần phải được thực hiện", một nhà ngoại giao phương Tây nói.
Lầu Năm Góc không chính thức b́nh luận về các hoạt động của ḿnh trong tương lai, nhưng trên thực tế một cách tiếp cận cứng rắn hơn của quân đội Mỹ ở Biển Đông đă bắt đầu.
Cuối tháng trước 2 chiến hạm Hoa Kỳ đă thực hiện một hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở khu vực quần đảo Hoàng Sa sau khi Trung Quốc kéo máy bay ném bom H-6K ra diễn tập cất hạ cánh (bất hợp pháp) trên đảo Phú Lâm.
Động thái này diễn ra ngay cả khi Tổng thống Donald Trump đang t́m kiếm sự hợp tác của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên.
Lầu Năm Góc cũng rút lời mời hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái B́nh Dương ngoài khơi Hawaii năm nay.
Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis cảnh báo tại Singapore hôm thứ Bảy 2/6 rằng, Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông hiện đă là một thực tế, nhưng Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những hậu quả không lường trước được.
Các sĩ quan quân đội Việt Nam nói rằng, họ đặc biệt quan tâm đến nguy cơ (Trung Quốc áp đặt) một vùng nhận diện pḥng không (ADIZ) v́ nó đe dọa tính toàn vẹn của không phận Việt Nam.
Reuters dẫn lời Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc pḥng Việt Nam, cho biết, trong khi lâu nay Việt Nam luôn t́m kiếm các biện pháp ḥa b́nh để giải quyết tranh chấp, tất cả lựa chọn đều đă nằm trên bàn để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lănh thổ.
"Thiết lập một vùng nhận diện pḥng không (ADIZ) là khả năng mà chúng tôi đă nghĩ đến từ lâu và cũng có kế hoạch xử lư", Reuters dẫn lời tướng Nguyễn Đức Hải cho biết.
Reuters nhận định, Việt Nam là quốc gia tích cực nhất chống lại yêu sách bành trướng của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông, Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.