Trung Quốc muốn loại "nước ngoài" khỏi các cuộc tập trận chung với ASEAN. Nhưng Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục hiện diện tại Biển Đông. Mỹ tuyên bố không rời khỏi Biển Đông bất chấp sức ép từ Bắc Kinh.
Hoạt động trên tàu USS Theodore Roosevelt khi đi qua Biển Đông hôm 10/4. Ảnh: Reuters.
"Mỹ là một phần của khu vực này trong 200 năm qua. Chúng tôi sẽ không thay đổi điều đó", CNN ngày 29/8 dẫn phát biểu của Phó trợ lư Ngoại trưởng Mỹ Walter Douglas về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương. "Chúng tôi sẽ không rời đi. Việc vai tṛ hiện diện ở đây của chúng tôi được công nhận là rất quan trọng".
Douglas khẳng định chỉ riêng việc Mỹ có mối quan hệ về nhân khẩu học ngày càng tăng trong khu vực cũng "đủ để giữ chúng tôi có vai tṛ ở đây".
Tuyên bố của quan chức Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc hồi đầu tháng đề xuất tiến hành diễn tập chung trên Biển Đông cùng 10 nước ASEAN nhưng không có sự tham gia của các quốc gia bên ngoài khu vực, ám chỉ tới Mỹ.
Trong khuôn khổ dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) đang được đàm phán, Bắc Kinh cũng đề xuất cùng ASEAN tiến hành thăm ḍ dầu khí chung ở Biển Đông, nhưng nhấn mạnh những công ty từ các nước ngoài khu vực không được tham gia.
"Một bộ quy tắc ứng xử phù hợp với luật pháp quốc tế là điều chúng tôi mong muốn", Douglas nhấn mạnh. "Đó là điều mà bộ quy tắc này nên tuân thủ".
Căng thẳng trên Biển Đông gần đây gia tăng sau khi Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo trái phép và tăng cường hoạt động quân sự hóa tại các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lầu Năm Góc giữa tháng 6 tuyên bố cân nhắc về một chiến dịch tự do hàng hải cứng rắn hơn trên Biển Đông, có thể bao gồm việc tuần tra dài hơn, sử dụng nhiều tàu hơn hoặc tiến gần các đảo nhân tạo Trung Quốc cải tạo trái phép.
Quốc hội Mỹ ngày 3/8 thông qua dự luật quốc pḥng trị giá 716 tỷ USD với những điều khoản được cho là cứng rắn nhất với Trung Quốc từ trước đến nay, đặc biệt nhằm vào hoạt động quân sự hóa của Bắc Kinh trên Biển Đông.