Nước Mỹ đang bị thảm họa hạt nhân rình rập? Đúng là như vậy. Đây là tin đang gây rúng động, không phải tác động từ nước ngoài mà ngay tại nước Mỹ.
Hàng triệu tấn chất thải độc hại đang được chôn tại một địa điểm từng là nhà máy hạt nhân ở California (Mỹ). Điều đáng báo động là khu vực thuộc sở hữu tư nhân này đang nằm trên một nứt găy địa chất lớn và nằm trong khu vực dễ bị sóng thần.
Nhà máy điện hạt nhân San Onofre. Ảnh: Reuters.
Theo RT, nhà máy hạt nhân San Onofre, nằm cách một băi biển nổi tiếng của California chỉ 33m, bị đóng cửa vào năm 2015 sau khi bị phát hiện ṛ rỉ hóa chất độc hại. Hiện tại ở khu vực này, công ty năng lượng Edison Nam California đang chôn chất thải hạt nhân dưới sự cho phép của chính quyền liên bang.
Tuy nhiên, động thái đang khiến ông Charles Langley – giám đốc điều hành tổ chức Giám sát Công chúng (Public Watchdogs). Theo đó, ông Langley cho rằng đây sẽ là “một thảm họa” bởi nhiên liệu hạt nhân đă qua sử dụng không thể “ḥa chung” với nước.
Bên cạnh đó, ông Langley cũng hé lộ rằng các nghiên cứu về nguy cơ khủng khiếp của việc chôn chất thải hạt nhân tại San Onofre do chuyên gia thực hiện đă bị chính phủ “ém nhẹm”.
“Ngay bên dưới cơ sở hạt nhân là nhiều đường nứt găy. Chúng tôi đă ghi rơ điều này trong báo cáo địa chất nhưng Ủy ban Quản lư Hạt nhân đă bỏ qua việc này. San Onofre nằm trong một khu vực sóng thần và cực kỳ dễ bị tổn thương bởi các cuộc tấn công khủng bố”, ông Langley cảnh báo.
San Onofre có khả năng sẽ trở thành Fukushima của nước Mỹ?. Ảnh: Pinterest.
Theo ông Langley, cho tới thời điểm hiện tại, 29 trên tổng số 73 hộp chất thải đă được chôn xuống đất. Tuy nhiên, những chiếc hộp này lại không đủ tiêu chuẩn để chứa chất thải hạt nhân độc hại. Bên cạnh đó, thời hạn bảo hành cho hệ thống ngăn chặn ṛ rỉ chất thải chỉ kéo dài 10 năm c̣n bản thân các hộp đựng chất thải cũng chỉ đảm bảo an toàn được 25 năm.
Theo Nina Babiarz – một thành viên ban điều hành tổ chức Giám sát Công chúng, San Onfre đang là một “quả bom hẹn giờ” chỉ chờ thảm họa tự nhiên là “phát nổ”.
“Việc này hoàn toàn có thể xảy ra. Đă có thảm họa hạt nhân ở Three Mile Island (Mỹ), Chernobyl (Ukraine) và Fukushimia (Nhật Bản). Điều này cho thấy San Onofre cũng không phải là ngoại lệ”, bà Nina khẳng đinh.