Năm nay là năm Biển Đông - tụ điểm cạnh tranh chiến lược nước lớn. Trung Quốc đă bị Mỹ "đánh" cho không ngóc đầu lên được. Ngoài vấn đề đánh thuế, Mỹ c̣n "bắt ǵ" Trung Quốc cũng phải nghe.
Nỗ lực của Bắc Kinh tạo đột phá "gác tranh chấp cùng khai thác" với Philippines thất bại.
Chính quyền Trump đă đưa vấn đề Biển Đông thành một trong ba vấn đề mấu chốt của xung đột Mỹ-Trung, phối hợp với vấn đề Đài Loan và đối đầu thương mại. Anh và Pháp – hai cường quốc hàng hải và thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – lần đầu tiên cử tàu chiến tới Biển Đông tuần tra khẳng định nguyên tắc tự do hàng hải và chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Trung Quốc tập trận quy mô lớn
Nửa đầu năm 2018, Trung Quốc tiến hành một số cuộc tập trận lớn nhằm biểu dương sức mạnh, khiêu khích và thị uy. Ngày 7/2, Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu hiện đại nhất của nước này SU-35 vừa mua của Nga tới Biển Đông. Trong ba tuần đầu tháng 4/2018, Hải quân Trung Quốc đă tung ra một loạt hành động khiêu khích trên Biển Đông. Ngày 19/4, Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận khổng lồ ở Biển Đông để khoa trương lực lượng với các đối thủ. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 48 tàu chiến, trong đó có hàng không mẫu hạm Liêu, và 76 trực thăng, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, cùng hơn 10.000 binh sĩ. Cuộc tập trận cũng nhằm uy hiếp Đài Loan đang thắt chặt quan hệ với Mỹ.
Ngày 22/10, khu trục hạm và tuần dương hạm Mỹ đi ngang qua eo biển Đài Loan, gửi thông điểm cảnh cáo Trung Quốc khiêu khích tàu chiến Mỹ tại Biển Đông.
Trung Quốc triển khai thêm khí tài quân sự tới các đảo nhân tạo ở Trường Sa tranh chấp trên Biển Đông. Các hoạt động này bao gồm lắp đặt các thiết bị gây nhiễu sóng cũng như các tên lửa chống hạm và tên lửa pḥng không. Các tên lửa hành tŕnh chống hạm YJ-12B với tầm bắn 500 km, cũng như các tên lửa đất đối không tầm xa mẫu HQ-9A hoặc HQ-9B, được Trung Quốc triển khai trong vùng biển. Một loạt các hoạt động trên Đá Chữ Thập cho thấy ḥn đảo nhân tạo này đang trở thành một trung tâm liên lạc mới của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Hồi đầu tháng 9, khi máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ hạ thấp độ cao xuống gần đá Vành Khăn, Trung Quốc đă phát tín hiệu cảnh báo qua sóng radio: "Máy bay quân sự Mỹ đă vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và xâm phạm an ninh và quyền của chúng tôi. Các vị phải rời đi ngay và tránh xa khu vực này". Trung úy Dyanna Coughlin của Hải quân Mỹ đưa ra một đoạn video cho thấy sự thay đổi đáng kể trên đá Vành Khăn, nơi đă biến đổi thành căn cứ quân sự Trung Quốc, với ṿm radar, nhà chứa tên lửa pḥng không và một đường băng đủ dài cho chiến đấu cơ hoạt động.
Trên mặt trận dư luận, Trung Quốc tham gia đàm phán COC, nhằm tạo "thành tích có tiến bộ" trong vấn đề Biển Đông, giảm sức ép quốc tế và ngăn chặn các nước lớn ngoài khu vực can dự vào vấn đề Biển Đông; chứng minh quan hệ Trung Quốc – ASEAN "rất ổn", nếu có bất ổn là do sự can dự của Mỹ và các nước bên ngoài.
Tuy nhiên, các nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh đă gặp một thất bại đáng kể. Theo tuyên bố ngày 7/11 của Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi, Philippines và Trung Quốc sẽ không kư thỏa thuận thăm ḍ dầu khí chung ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông trong chuyến thăm Philippines của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, dự định diễn ra nửa cuối tháng 11/2018. Như vậy nỗ lực hai năm qua của Bắc Kinh muốn tạo đột phá trong vấn đề "khai thác chung" tại vùng biển tranh chấp đă bị đẩy lùi do chính quyền Duterte không vượt qua được các quy định ràng buộc về chủ quyền trên biển của Hiến pháp Philippines và sự chống đối của dư luận nước này.
Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng quân sự hóa Biển Đông
Ngày 9/11, tại Washington, các quan chức cao cấp Mỹ và Trung Quốc gặp nhau trong khuôn khổ đối thoại thường niên 2+2 về an ninh và ngoại giao. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc liên tục có hành động quân sự hóa trên Biển Đông; yêu cầu Trung Quốc tuân thủ cam kết trước đây không quân sự hóa Biển Đông. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis khẳng định Mỹ sẽ "tiếp tục tiến hành các hoạt động tự do hàng hải và hàng không ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".
Ngày 30/9, khu trục hạm Lữ Dương áp sát nguy hiểm khu trục hạm Decatur tại khu vực đảo nhân tạo Trường Sa.
Sau vụ tàu khu trục Lữ Dương của Trung Quốc ngày 30/9 áp sát chiến hạm Decatur của Mỹ khi đang đi qua khu vực 12 hải lư đảo Gaven và Cô Lin, Hải quân Mỹ đă tổ chức một tuần thao diễn quân sự tại Biển Đông và ngày 22/10 đưa 2 chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan.
Đồng thời, Mỹ tăng tần suất hoạt động của chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải (FONOPS) và hầu như hàng tháng, đều cho máy bay B.52 bay qua Biển Đông tuần tra thị uy.
Việc các nước phương Tây tăng cường hiện diện tại Biển Đông đă thúc đẩy quá tŕnh quốc tế hóa vùng biển này lên một nấc thang mới. Các hoạt động tập trận song phương của tàu chiến Anh, Pháp, Nhật Bản và Úc ở vùng biển này đă tạo sự kết nối an ninh quân sự Biển Đông với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương, được Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đề xướng hồi cuối năm 2017./