Sau khủng hoảng với Nga ở eo biển Kerch, Ukraine tuyên bố thiết quân luật. Mưu đồ của Tổng thống Poroshenko là ǵ? Và tại sao Kiev lại có một động thái đầy kịch tính như vậy?
Tổng thống Ukraine Poroshenko.
Truyền thông phương Tây một lần nữa lại vang lên những cảnh báo về “sự xâm lược của Nga” sau khi các tàu Nga nổ súng trên ba tàu quân sự của Ukraine đang cố gắng vượt qua eo biển Kerch vào ngày Chủ Nhật.
Moscow cho biết các tàu Ukraine đă vi phạm lănh hải Nga và không thông báo trước khi đi qua đây đúng như thông lệ, thậm chí phía các tàu này c̣n phớt lờ các cảnh báo của Nga.
Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), các tàu của Ukraine đi tới Eo biển Kerch, cửa ngơ dẫn vào Biển Azov, th́ bị Nga bắt giữ do không dừng lại theo đề nghị hợp pháp của phía Moskva.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, Nga sẽ ngăn chặn bất kỳ âm mưu nào thách thức chủ quyền và an ninh nước này.
Ukraine phản ứng nhanh chóng với sự cố eo biển Kerch, Tổng thống Petro Poroshenko tuyên bố rằng sẽ áp dụng thiết quân luật. Ông cũng tuyên bố rằng một "mối đe dọa nghiêm trọng" của "cuộc xâm lược mặt đất" hiện tồn tại, trích dẫn một tài liệu, theo RT.
Điều quan trọng cần nhớ là dù cuộc chiến ở miền đông Ukraine đă kéo dài 4 năm nhưng chưa bao giờ Kiev dứt khoát quyết định ban hành t́nh trạng khẩn cấp, kể cả vào lúc nghiêm trọng nhất vào năm 2014 khi bán đảo Crimea bị Nga sáp nhập. Lư do làm chính quyền Ukraine do dự là nếu đất nước lâm vào t́nh trạng chiến tranh th́ sẽ không nhận được tài trợ quốc tế.
Tuy nhiên, bây giờ, để đối phó với một sự cố chưa hẳn lớn, Kiev đă quyết định thực hiện thiết quân luật. Như vậy, câu hỏi được các nhà phân tích hoài nghi đặt ra, mưu đồ của Tổng thống Ukraine Poroshenko là ǵ?
Câu trả lời mà nhiều người đưa ra là đơn giản nhưng rất hợp lư: Cuộc đụng độ giữa các tàu Ukraine và Nga có thể là một sự khiêu khích theo kế hoạch - một mưu đồ trong nước phục vụ cho chiến dịch bầu cử.
Ukraine sẽ tổ chức bầu cử vào đầu năm sau và Poroshenko đương nhiệm đang là một ứng viên không có nhiều tiềm năng.
Ảnh tàu quân sự Ukraine bị hải quân Nga " cưỡng chế", tại cảng ở Kertch, ngày 26.11.2018. Reuters
Một đề xuất khác cho rằng Poroshenko đang cố gắng để có được sự đồng cảm của phương Tây trước hội nghị thượng đỉnh G20, được tổ chức tại Argentina tuần này - và thậm chí có thể làm hỏng một cuộc họp kế hoạch giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Việc sử dụng các biện pháp quyết liệt như vậy trước cuộc bầu cử có thể là dấu hiệu chắc chắn nhất mà Poroshenko biết rằng chức tổng thống của ông đă thất bại. Trong năm 2013, các cuộc biểu t́nh của Euromaidan được mô tả như một phong trào giải phóng để lật đổ Victor Yanukovich. Năm năm sau, với Ukraine hiện nay người nghèo ngày càng nhiều, tham nhũng càng nở rộ.
Toàn bộ chiến dịch của Poroshenko dựa trên sự hỗ trợ cho quân đội Ukraine. Khẩu hiệu chiến dịch của ông là "Quân đội, Ngôn ngữ, Tôn giáo" - v́ vậy sẽ có chút thắc mắc rằng ông có thể sử dụng một loại khiêu khích quân sự như một nỗ lực cuối cùng để ghi một số điểm chính trị.
Tuy nhiên, việc Ukraine quyết định t́nh trạng thiết quân luật th́ sẽ dẫn đến một số hệ quả.
Trước hết, Ukraine sẽ phải tuyên bố cắt đứt bang giao với Nga cho dù tổng thống Petro Porochenko có nói là trong mọi trường hợp thiết quân luật không có nghĩa là tuyên chiến với Nga.
Về thời gian, Kiev cũng nói là chỉ có 60 ngày. Thế nhưng, Ukraine đang ở giai đoạn tiền bầu cử. Bầu tổng thống diễn ra vào tháng 03.2019. Chính phủ có thể quyết định hạn chế các hoạt động chính trị.
Cuối cùng, thiết quân luật cũng đồng nghĩa với hạn chế một số quyền tự do nhất là tự do báo chí."