Mọi mưu đồ được Trung Quốc tính thoán rất kỹ càng. Chúng đã xây dựng ở bái Bông Bay. Mục đích của chúng là gì?
Đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc thiết lập thành phố Tam Sa
Công trình xây dựng mới của Trung Quốc ở một bãi san hô ngoài Biển Đông đã gây căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam sau một giai đoạn yên ắng và cũng có thể sẽ khiến Philippines phải lo lắng.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy mới đây Trung Quốc đã dựng một cấu trúc mới khiêm tốn trên bãi đá Bông Bay (Bombay Reef) vốn trước đây hầu như không xây dựng gì nhiều. Bãi đá này thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington cho biết trên trang web của họ.
Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc xây dựng trên Đá Bông Bay. Việt Nam ‘yêu cầu Trung Quốc dừng ngay lập tức và không lặp lại những hành động tương tự và có đóng góp thực tế phát triển quan hệ hữu nghị,’ phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà được dẫn lời nói.
Hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc đã có xung đột về lãnh thổ trong hàng trăm năm qua và gần nhất là tranh chấp chủ quyền đối với Biển Đông. Bắc Kinh đã giành lấy quyền kiểm soát thực tế đối với quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa kể từ những năm 1970 mặc dù Việt Nam tuyên bố họ có chủ quyền với quần đảo này.
“Trung Quốc và Việt Nam đã giằng co xung quanh nhiều thực thể trên biển, cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem đây là dấu hiệu mới nhất trong loạt giằng co giữa hai nước,” Oh Ei Sun, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, nói.
Hà Nội lo lắng rằng Trung Quốc có thể mở rộng việc xây dựng từ Đảo Bông Bay ra các đảo đá và bãi san hô khác, do đó càng củng cố hơn quyền kiểm soát của họ, các học giả nhận định.
“Điều đặc biệt ở đây là chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy Trung Quốc có kiểu xây dựng nhanh chóng và ít tác động như vậy,” ông Gregory Poling, giám đốc AMTI, cho biết.
Cấu trúc này, nhiều khả năng sẽ trợ giúp việc đi lại của tàu bè trên biển, chiếm diện tích 124 mét vuông, CSIS cho biết.
Bãi Bông Bay có chiều dài 17,6 km và chiều ngang gần 6 km. Ở giữa có một phá, theo dữ liệu của AMTI. Công trình duy nhất ở đây trước khi cấu trúc mới này được xây dựng là một ngọn hải đăng cũ kỹ.
Trung Quốc cũng đã xây dựng các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng đô thị ở nơi khác trên quần đảo Hoàng Sa mà hồi đầu năm họ nói rằng họ sẽ cho phép kinh doanh du lịch ra đảo. Các quan chức Trung Quốc đã làm tất cả những công việc này để đảm bảo cho tuyên bố chủ quyền của họ, các phân tích gia cho biết.
“Từ những gì mà chúng ta có thể thấy ở đây, Trung Quốc trước đây đã làm việc này và chúng ta phải chờ xem liệu nó có trở thành một đi trong một chuỗi các hành động hay không,” ông Tôn Vân, chuyên viên cao cấp Chương trình Đông Á tại Viện nghiên cứu Stimson ở Washington nhận định.
Việt Nam và Trung Quốc có lịch sử thách thức sự nhẫn nại của nhau trên biển, nhất là khi mỗi bên thăm dò khí đốt ở những vùng biển mà bên kia tuyên bố có chủ quyền. Khi mối quan hệ xấu đi, họ thường làm giảm căng thẳng bằng cách gặp nhau trước hết qua kênh liên lạc của hai đảng Cộng sản, sau đó mới đến các quan chức gặp nhau.
Theo ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Australia, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mới vừa trở thành Chủ tịch nước hồi tháng 10, thường sử dụng kênh liên lạc trong đảng và kênh liên lạc nhà nước để làm việc với Trung Quốc khi cần thiết.
Nếu như việc xây dựng trên Bãi Bông Bay là một chỉ dấu thì Philippines có thể sẽ là nước kế tiếp đối đầu với việc mở rộng đảo của Trung Quốc, ông Poling ở CSIS nhận định. Bắc Kinh có thể sẽ áp dụng hình thức xây dựng này lên bãi cạn Scarborough mà Manila tuyên bố có chủ quyền nhưng hiện đang do Bắc Kinh kiểm soát.
“Hình thức xây dựng này có thể sẽ được lặp lại ở nơi khác như bãi cạn Scarborough chẳng hạn mà không phải quá tốn kém hay làm tổn hại danh tiếng nếu như Trung Quốc cho bồi đắp đảo ở quy mô lớn,” ông nói thêm.