Châu Âu sắp đối mặt cơn ác mộng IS 2.0. V́ sao ư? V́ quá nhân đạo?
Người đứng đầu Interpol cảnh báo châu Âu nên chuẩn bị đón nhận một làn sóng tấn công khủng bố mới trong bối cảnh những phần tử ủng hộ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chỉ phải chịu mức án nhẹ và sẽ ra tù trong vài năm tới.
Sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bị thất thế ở Iraq và Syria, nhiều chiến binh thánh chiến, góa phụ thánh chiến đă trở về châu Âu. Ảnh: Getty.
Theo Tổng Thư kư Interpol Jurgen Stock, mối đe dọa lớn mà châu Âu sẽ phải đối mặt có thể đến từ những kẻ ủng hộ IS hiện đang ngồi tù v́ những tội nhỏ liên quan tới khủng bố. Trong những năm tới, khi ra tù, niềm tin cực đoan sẽ khiến những kẻ này tái phạm tội với tính chất nghiêm trọng hơn.
“Ở nhiều nơi trên thế giới, không chỉ ở châu Âu mà con ở châu Á, thế hệ những kẻ ủng hộ khủng bố này sẽ được thả tự do trong vài năm tới. Khi ấy, chúng có thể gia nhập một nhóm khủng bố nào đó hoặc hỗ trợ các hoạt động khủng bố cực đoan”, ông Stock nhận đinh rằng thời gian ngồi tù trung b́nh của một chiến binh thánh chiến chỉ kéo dài 2-5 năm.
“Chúng ta rất có thể phải đối mặt một làn sóng các phần tử cực đoan mới, dù có liên hệ với IS hay không. Có thể gọi làn sóng này là IS 2.0”.
Bên cạnh các phần tử IS đang ngồi tù, ông Stock cho rằng các phần tử thánh chiến trở về từ Iraq, Syria sau sự sụp đổ của IS cũng là một mối đe dọa to lớn tới an ninh quốc gia ở châu Âu.
“Các cơ quan an ninh đều lo ngại về việc các phần tử thánh chiến đang quay trở về nước. Hầu hết các tay súng đều được huấn luyện, có kinh nghiệm trận mạc và có mối liên lạc quốc tế với nhau”, ông Stock nói.
“Những mối liên lạc này vẫn tồn tại và chúng ta cần chú ư điểm này”.
Cũng theo ông Stock, sau khi bị đẩy ra khỏi Syria và Iraq, các tay súng thánh chiến có thể chạy tới Đông Nam Á, châu Phi hoặc ngấm ngầm trở về châu Âu để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố cực đoan.
Được biết, Interpol hiện đang nắm giữ hồ sơ của 45.000 người bị t́nh nghi đă gia nhập IS. Tuy nhiên, nhiều trong số này đă tử nạn trên chiến trường, một phần bị bắt giữ tại Syria hoặc Iraq và một phần đă “bặt vô âm tín”. Chính điều này đă khiến cảnh sát địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc săn lùng, bắt giữ các phần tử thánh chiến về nước.