Nhắc tới Trung Đông chính là nhắc tới sự hiện diện quân sự của Nga và Mỹ. Điều này đủ cho thấy tham vọng kiểm soát khu vực này của 2 quốc gia. Thế nhưng ít ai biết rằng c̣n có 1 quốc gia cũng muốn điều này không kém. Trung Đông đă lọt vào mắt xanh của các thế lực quốc tế kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Sự thù địch và đối đầu của hai siêu cường trước đây – Mỹ và Liên Xô - đă tạo ra một đám mây đen trên toàn khu vực dẫn đến nhiều thập kỷ chia rẽ và xung đột. Gần đây, Trung Quốc đă bắt đầu cố gắng bảo vệ lợi ích của ḿnh ở Trung Đông và người dân ở nơi đây đang chứng kiến tác động của cường quốc châu Á trên bàn cờ khu vực, mặc dù điều này c̣n khá hạn chế - Shehab Al-Makahleh, giám đốc trung tâm Truyền thông Địa chiến lược, nhận định.
Mắt băo địa chính trị
Trật tự thế giới cũ sụp đổ vào năm 1991 và một trật tự thế giới mới đă xuất hiện. Điều này khiến Mỹ, Nga và Trung Quốc trở thành động lực thay đổi cho nhiều quốc gia ở Trung Đông. Sự ổn định ở Trung Đông là một vấn đề toàn cầu v́ những tác động của nó vượt ra ngoài biên giới của khu vực v́ nhiều lư do.
Thứ nhất, khu vực này là một trong những nơi giàu nhất về tài nguyên thiên nhiên. Trung Đông là nhà cung cấp năng lượng lớn và là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu. Thứ hai, khu vực này là trung tâm của các mối đe dọa an ninh toàn cầu do nhiều cuộc chiến tranh và xung đột, mà giải pháp tại đây chính là điều cũng tạo nên sự ổn định cho mọi quốc gia.
Thứ ba, sự bế tắc trong tiến tŕnh ḥa b́nh ở Trung Đông liên quan đến người Israel và người Palestine đă làm phiền nhiều quốc gia trong khu vực và cuộc xung đột giữa họ làm mất đi tiềm năng tài chính và kinh tế.
Thứ tư, chương tŕnh hạt nhân của Iran, được phát triển vào năm 2002, được coi là mối đe dọa đối với an ninh khu vực. Những thách thức như vậy không chỉ là vấn đề quan ngại đối với các nguồn cung cấp năng lượng mà c̣n dẫn tới các nỗ lực toàn cầu chống lại sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Từ những năm 1970, đă có một phong trào phát triển ở Trung Đông t́m kiếm sự thay đổi trong trật tự thế giới. Nó bắt đầu với cuộc Cách mạng Iran năm 1979, Chiến tranh Iran-Iraq, sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố.
Những vấn đề như vậy đă thúc đẩy các cuộc xung đột khu vực và có sự phân nhánh kiến tạo ở các nước châu Á, châu Phi và châu Âu do sự gần gũi của các lục địa này với Trung Đông. Các vấn đề ở Trung Đông được đưa ra trên phạm vi toàn cầu v́ khu vực này ảnh hưởng đến cả các vấn đề trong nước và quốc tế của rất nhiều quốc gia, bao gồm cả những thế lực lớn như Mỹ và châu Âu.
Các cường quốc
Năm 1914, người Anh đổ bộ vào Basra, miền Nam Iraq, để bảo vệ nguồn cung cấp dầu từ Ba Tư. Vào thời điểm đó, Mỹ ít quan tâm đến Trung Đông, dầu mỏ hoặc địa chính trị tại vùng Vịnh, Levant và Bắc Phi.
Trên thực tế, Washington chú ư nhiều hơn đến sân sau của riêng ḿnh là Mỹ Latinh và Đông Á. Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson thậm chí đă từ chối tham gia vào Thế chiến I, mặc dù Vương quốc Anh cung cấp cho nước này chiến lợi phẩm của Đế chế Ottoman.
T́nh h́nh này đă thay đổi sau Thế chiến II khi quân đội Mỹ và các lực lượng Anh được bố trí ở Iran để đối đầu với Liên Xô và bảo vệ dầu mỏ Iran. Nhà lănh đạo Josef Stalin chỉ rút Hồng quân khỏi đây sau khi Harry Truman phản đối sự hiện diện của Liên Xô ở Iran.
Truman đă yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và củng cố mối quan hệ song phương với chính quyền Iran. Đến lúc đó, Truman đă biến Trung Đông thành mặt trận Chiến tranh Lạnh với Liên Xô. Kể từ thời điểm này, các tṛ chơi chính trị bắt đầu giữa các siêu cường ở Trung Đông.
Trung Quốc có nhiều động cơ đằng sau việc thay thế Mỹ ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Điều quan trọng nhất trong số này là sự phụ thuộc nặng nề vào các nguồn năng lượng của Trung Đông.
Chính phủ Trung Quốc nhận thức đầy đủ rằng sức mạnh và sự tồn tại lâu dài của họ phụ thuộc vào sự ổn định kinh tế của chính ḿnh, với những dự đoán cho rằng nước này sẽ đứng đầu danh sách các nền kinh tế thế giới vào năm 2020.
Để duy tŕ đà tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đ̣i hỏi các nguồn năng lượng ở Trung Đông. Mặc dù Trung Quốc nhập khẩu dầu và khí đốt cả ở Nga, nhưng Trung Đông vẫn là nguồn năng lượng và huyết mạch chính cho nền kinh tế Trung Quốc.
Lư do thứ hai tại sao Trung Quốc t́m cách tăng cường quan hệ với Trung Đông là vị trí chiến lược của khu vực giữa Trung Quốc và châu Âu. Người Trung Quốc nh́n vào Trung Đông như một thị trường cho hàng hóa sản xuất của ḿnh. Vị trí địa lư của khu vực có thể đóng một vai tṛ quan trọng trong chiến lược quân sự của Bắc Kinh. Mặc dù Trung Quốc có thể có lư do để thay thế Mỹ ở Trung Đông, nhưng câu hỏi vẫn là: Trung Quốc có khả năng thay thế Mỹ trong khu vực không?
Thay thế ảnh hưởng của Mỹ
Trung Đông là một "vết thương hở" trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, khu vực này có tầm quan trọng chiến lược đối với họ trong nhiều thập kỷ do các tính toán về chính trị, an ninh, năng lượng và quân sự.
Mười năm qua đă chứng kiến sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông do hậu quả của các vấn đề trong nước và do sự trỗi dậy của các cường quốc khác trên toàn cầu, như Trung Quốc và Nga .
Washington đă là một nhà môi giới ḥa b́nh cho các quốc gia Trung Đông. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Iraq, các phe phái cực đoan đă khai thác khoảng trống chính trị để có được sức mạnh và bắt đầu tiến hành các hoạt động chống lại Chính phủ và nhân dân Iraq, vượt qua biên giới giữa Iraq và Syria.
Một mối đe dọa ập đến đối với khu vực được người Mỹ và các đồng minh của họ hiểu rơ. Tuy nhiên, khu vực này đă nuốt chửng quá nhiều nguồn tài chính và cả xương máu của Mỹ.
Liệu có dễ dàng cho bất kỳ quốc gia nào khác thay thế Mỹ ở Trung Đông không? Mỹ đă phải bảo vệ các lợi ích địa chiến lược ở Trung Đông kể từ Thế chiến II, được thúc đẩy bởi tham vọng quốc tế và sự phụ thuộc năng lượng. Một khi sự phụ thuộc vào năng lượng Trung Đông suy giảm, mối quan tâm của Mỹ đối với khu vực có thể giảm đi.
Người Nga không có tham vọng năng lượng ở Trung Đông, nhưng t́m kiếm sự kiểm soát chiến lược đối với các cảng biển quan trọng từ nơi họ có thể bảo vệ đất nước của ḿnh và t́m lại ánh hào quang đă tắt từ năm 1991. C̣n về phần ḿnh, Trung Quốc mới là nước có khát vọng lớn nhất v́ tính liên tục và sự sống c̣n nằm trong tay những người dân ở Trung Đông.
|