Ăn miến vào dịp tết mang hương vị hoàn toàn khác. Ngày Tết, ngoài bánh chưng th́ miến cũng là món ăn nhiều gia đ́nh lựa chọn để thay cơm. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng không nên ăn quá nhiều miến v́ có thể gây hại sức khỏe.
Miến là món ăn xuất hiện hầu hết trong mâm cơm của các gia đ́nh trong dịp Tết. Đây là món ăn vẫn được mọi người coi là 'thần cứu cánh' đối với chị em phụ nữ v́ trong miến ít đường, ít năng lượng. V́ thế, nhiều người vẫn sử dụng miến thay các món ăn có nhiều tinh bột: xôi, bánh chưng, cơm...
Tuy nhiên, sự thật về món ăn này không như mọi người vẫn nghĩ, đằng sau việc lạm dụng cũng c̣n nhiều mối nguy hiểm ŕnh rập mà các chuyên gia đă cảnh báo.
Tết ăn càng nhiều miến, đường huyết lên càng cao
Tin tức trên báo **********, Thầy thuốc Ưu tú - Chuyên gia Dinh dưỡng Doăn Thị Tường Vi - Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198 cho biết: “Miến là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và hàm lượng đường cao hơn gạo tẻ. Chỉ số đường huyết của miến là GI=95, hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g.
Trong khi đó, chỉ số đường huyết của gạo tẻ là 83, hàm lượng đường trong 100g gạo tẻ là 76,1g trong khi đó, hàm lượng đường trong 100g miến c̣n cao hơn gạo nếp (82,2g so với 74,9g).
Miến cung cấp nhiều tinh bột hơn xôi và bánh chưng. (Ảnh minh họa)
Như vậy, miến cung cấp nhiều tinh bột hơn cơm, xôi và bánh chưng chứ không hề ít hơn như nhiều người lầm tưởng. Do đó, ăn nhiều miến trong dịp Tết, người tiểu đường càng có nguy cơ tăng đường huyết cao. Nếu đường huyết tăng cao kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như mù ḷa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí tử vong.
Tiếng lạo xạo ở đầu gối báo hiệu sớm của căn bệnh nguy hiểm nào?
(VietQ.vn) - Các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người có tiếng lạo xạo ở đầu gối sẽ có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm dưới đây.
Phương pháp ăn miến đúng cách
Để hạn chế những hậu quả từ việc ăn quá nhiều miến, trên báo Dân trí, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đă chỉ ra rằng, người tiểu đường không nhất thiết phải kiêng khem ngặt nghèo mà vẫn cần duy tŕ đủ năng lượng với 4 nhóm chất cơ bản là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Nếu ăn không đủ 4 nhóm chất trên, người bệnh sẽ gặp có nguy cơ suy dinh dưỡng và không đủ năng lượng để hoạt động.
Ngoài ra, cần phải điều chỉnh lượng ăn vừa đủ, phù hợp với thể trạng từng người. Thông thường, đối với bệnh nhân tiểu đường, cần cắt giảm khoảng 10% tinh bột so với nhu cầu năng lượng b́nh thường mà cơ thể cần. Bù lại, người bệnh nên tăng 10% khẩu phần đạm. Người bệnh vẫn có thể ăn cơm hoặc ăn miến với lượng vừa đủ, phù hợp với thể trạng cơ thể. Tùy vào chiều cao của từng người mà mỗi người lại có nhu cầu năng lượng khác nhau.
Bên cạnh đó, nên ăn rau trước khi ăn miến hoặc cơm. Lượng chất xơ trong rau sẽ điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá tŕnh hấp thu đường vào cơ thể. V́ chất xơ ḥa tan làm cho carbohydrate mà chúng ta ăn vào mất nhiều thời gian để được chuyển hóa thành glucose.