Vừa qua Pháp-Đức thỏa hiệp Nord Stream 2. Hai nước này có thỏa hiệp cho phép vấn đề về dự án Nord Stream 2. Họ cho rằng đây là việc riêng của mỗi quốc gia, không phải là câu chuyện của chung EU.
Theo một dự thảo công bố ngày 8/2, Pháp và Đức đi đến một thỏa hiệp cho phép Berlin vẫn giữ vai tṛ là nhà đàm phán chủ chốt với đối tác Nga liên quan đến dự án xây dựng tuyến đường ống Ḍng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) dẫn khí đốt từ Nga tới Đức.
Dự thảo thỏa thuận của Paris và Berlin cho phép các quy định đối với hoạt động nhập khẩu khí đốt sẽ được áp dụng dựa trên nguyên tắc "lănh thổ và lănh hải của các nước thành viên dự án" thay v́ nguyên tắc "lănh thổ/lănh hải của các nước thành viên EU" như trước đây.
Đây là bước đột phá, được cho là sự thỏa hiệp giữa Pháp và Đức khi chỉ mới một ngày trước, hôm 7/2, Paris tuyên bố ủng hộ đề xuất của EU nhằm quản lư đường ống Nord Stream 2.
Đề xuất của EU tác động trực tiếp đến việc dự án này sẽ khó có thể hoàn thành.
Hiện tại, thỏa hiệp giữa Pháp và Đức vẫn đang trong quá tŕnh hoàn thiện những bước cuối cùng.
Người phát ngôn của Chính phủ Đức, Steffen Seibert cho biết cả hai chính quyền vẫn đang giữ liên lạc chặt chẽ.
Các đường ống của Nord Stream 2 được thi công trên biển
Ḍng chảy phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa tập đoàn Gazprom của Nga với 5 công ty của châu Âu.
Khi hoàn thành (theo kế hoạch muộn nhất cuối năm 2019), hệ thống này dài 1.225km và cung cấp 55 tỷ m3 khí đốt từ Nga tới các nước thành viên EU thông qua biển Baltic đến Đức, không đi qua lănh thổ Ukraine.
Dự án này đi qua lănh thổ, lănh hải của 4 quốc gia châu Âu là Đức, Thụy Điển, Áo, Pháp và đều đă được cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, Ukraine, Latvia, Litva, Ba Lan vẫn kiên quyết phản đối dự án v́ e ngại những yếu tố chính trị xung quanh.
Ngoài châu Âu, Mỹ cũng là nước phản đối Nord Stream 2 mạnh mẽ nhất. Thậm chí, Washington đă tính đến việc trừng phạt tất cả các cá thể, tập thể, doanh nghiệp và cả chính quyền tham gia xây dựng dự án Nord Stream 2 này.
Dù các biện pháp trừng phạt vẫn đang được để ngỏ, nhưng động thái can thiệp mạnh mẽ nhất mà Mỹ tạo ra là thông qua ảnh hưởng của ḿnh đến các quốc gia thành viên EU, họ t́m cách thao túng và khiến khối EU tạo sức ép để ngăn trở dự án này.
Tuy nhiên, nếu thỏa hiệp giữa Đức và Pháp thành hiện thực, đây sẽ là đ̣n đánh chí mạng vào tham vọng tiêu diệt Nord Stream 2 của Mỹ. Với thỏa hiệp này, dự án Nord Stream 2 sẽ trở thành chuyện riêng của mỗi quốc gia, không c̣n là vấn đề chung của toàn châu Âu.
Khi đó, các quốc gia liên quan là Đức, Áo, Thụy Điển, Pháp có quyền tự quyết với sự tồn vong của các đường ống thuộc dự án đi qua lănh thổ, lănh hải của họ. Đồng nghĩa với việc đây là công việc nội bộ của mỗi quốc gia và EU hay Mỹ chắc chắn không có quyền can thiệp.
C̣n khi Nord Stream 2 hoàn thiện, việc các quốc gia của EU có mua khí đốt từ đường ống này hay không cũng là lựa chọn của mỗi quốc gia.
Chỉ có điều, đây là tuyến đường đảm bảo ḍng chảy năng lượng từ nhà cung cấp Nga đến với Tây Âu và Trung Âu một cách nhanh nhất và rẻ nhất.