Suy thận rất dễ đến phải chạy thận nhân tạo. Biết được nguyên nhân để chúng ta pḥng, tránh. Nguyên nhân đó là ǵ? Nguyên nhân gây suy thận mạn là do viêm cầu thận, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh thận tắc nghẽn, di truyền... Đặc biệt là thói quen tùy tiện dùng thuốc không có sự hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc giảm đau kéo dài, ăn mặn…
Ảnh minh hoạ: Internet
Hiện nay, bệnh suy thận đang là căn bệnh hàng triệu người mắc phải, trong đó những người ở giai đoạn cuối cần phải lọc máu là khoảng 800.000 người. Nguyên nhân chủ yếu do các bệnh lư tại thận, tăng huyết áp và đái tháo đường.
Hậu quả của căn bệnh này khá nặng nề. Khi bệnh thận có diễn biến xấu th́ nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp. Tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ gây yếu chân, tay hay có cảm giác kiến ḅ, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi.
Bên cạnh đó, việc tăng huyết áp vừa là nguyên nhân chính gây suy thận mạn tính vừa là hậu quả của bệnh thận, gây tổn thương cho tim và mạch máu. Suy thận có tác động lớn đến huyết áp v́ thận không c̣n duy tŕ được cân bằng dịch trong cơ thể.
Tiến triển của bệnh thận măn tính dẫn đến suy thận măn tính, làm mất chức năng thận và phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận.
Uống đủ nước mỗi ngày là cách pḥng tránh suy thận rất tốt. Ảnh minh hoạ: Internet
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người dễ phát triển bệnh thận là những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport; nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; bệnh ph́ đại và ung thư tuyến tiền liệt; dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh.
Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng ǵ cho tới khi đă tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: Thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên. Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại, nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.
Theo TS BS. Nguyễn Hoàng Đức – Trưởng khoa Tiết niệu BV ĐHYD, suy thận được chia làm 5 giai đoạn. Ở các giai đoạn từ 1, 2, 3, 4, nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị , người bệnh có thể kéo dài thời gian bảo tồn trong 5 - 10 năm, tŕ hoăn giai đoạn lọc máu định kỳ. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 5 th́ phải ghép thận hoặc lọc máu định kỳ.
Nếu không, suy thận mạn giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các biện pháp điều trị thay thế thận hiện nay bao gồm chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng liên tục ngoại trú và ghép thận, ngày càng có nhiều tiến bộ không những giúp duy tŕ cuộc sống mà c̣n cải thiện chất lượng cuộc sống.
Theo các bác sĩ, điều quan trọng mà rất nhiều người Việt mắc phải là sử dụng nhiều muối trong chế biến thức ăn. Không nên ăn quá nhiều muối, bởi muối là một trong những nguyên nhân dẫn tới tăng huyết áp và hại thận. Ảnh minh hoạ: Internet
Nguyên tắc chung để pḥng bệnh thận là: Cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lư và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá v́ hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc v́ một số thuốc có hại cho thận.
Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu: khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu, theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Để ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ bệnh thận: mọi người cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, đồ ăn nhanh, đồ chiên nấu nhiều lần.
Theo các bác sĩ, điều quan trọng mà rất nhiều người Việt mắc phải là sử dụng nhiều muối trong chế biến thức ăn. Không nên ăn quá nhiều muối, bởi muối là một trong những nguyên nhân dẫn tới tăng huyết áp và hại thận.
Để pḥng ngừa bệnh, mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho thận hoạt động. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Mỗi người cần xây dựng thói quen lành mạnh là tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe và kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng giúp phát hiện bệnh sớm.
VietBF@ sưu tầm.