Trung Quốc toan tính gặm nhấm Biển Đông bằng tàu khảo cứu, hải cảnh. Những hành động gần đây của Trung Quốc đã chứng tỏ toan tính đó. Chúng điều tàu mang danh nghĩa nghiên cứu khoa học xâm phạm vùng biển các quốc gia khác dường như là chiến lược mới của Trung Quốc.
Tàu Địa chất Hải dương 8 hoạt động gần bờ biển Trung Quốc hồi năm 2018. Ảnh: Schottel.
Trung Quốc từ đầu tháng 7 triển khai tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 dưới sự hộ tống của nhiều tàu hải cảnh và dân binh có các hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Sau khi Việt Nam nhiều lần kiên quyết phản đối và lên tiếng trên các diễn đàn quốc tế, nhóm tàu Trung Quốc đă dừng hoạt động khảo sát địa chấn và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào chiều 7/8.
Cũng trong thời gian đó, tàu khảo sát Trung Quốc Dong Fang Hong 3 xuất hiện ở phía bắc đảo Luzon, ngay bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Từ đầu tháng này, tàu khảo sát Zhang Jian của Trung Quốc cũng bắt đầu hoạt động ở vùng biển Philippines, cách bờ biển phía đông Philippines 80 hải lư.
Hoạt động của hai tàu nghiên cứu Trung Quốc này được Ryan Martinson, phó giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, phát hiện thông qua dữ liệu theo dơi từ Marine Traffic.
Giới chuyên gia nhận định hành động điều tàu mang danh nghĩa nghiên cứu khoa học xâm phạm vùng biển các quốc gia khác dường như là chiến lược mới của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền phi lư trên Biển Đông một cách âm thầm, ít gây chú ư.
Những động thái của Trung Quốc cũng vấp phải phản ứng quyết liệt từ phía Philippines. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hôm 9/8 tuyên bố sẽ trao công hàm phản đối ngoại giao, sau khi Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Delfin Lorenzana đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục phản đối sự hiện diện không báo trước của tàu khảo sát Trung Quốc trong EEZ nước này.
Bộ trưởng Lorenzana cho biết mỗi lần các quốc gia Mỹ, Nhật Bản, Pháp thực hiện khảo sát ở Biển Đông, họ đều thông báo trước và cho phép các nhà khoa học Philippines tiếp cận tàu khảo sát để nắm rơ hoạt động, trong khi Manila không biết ǵ về hoạt động của tàu nghiên cứu Trung Quốc trong EEZ của ḿnh. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), bất kỳ hoạt động nghiên cứu, khảo sát nào trong EEZ đều phải được quốc gia ven biển cho phép.
Các nhà quan sát chỉ ra rằng tàu khảo sát Trung Quốc không hoạt động đơn độc trên Biển Đông, mà luôn có một đội tàu hải cảnh đi theo hộ tống. Giới phân tích nhận định với đội h́nh như vậy, Bắc Kinh có thể củng cố hiện diện bán quân sự ở Biển Đông, sử dụng lực lượng dân sự để tăng cường thực thi pháp luật và thậm chí ngăn chặn hoạt động trên biển của các quốc gia khác.
Adam Ni, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Macquarie ở Sydney, Australia, đánh giá tàu hải cảnh "đóng vai tṛ chủ chốt" giúp Trung Quốc đối phó với các tranh chấp chủ quyền trên biển thông qua hoạt động tuần tra tại những vùng biển tranh chấp nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền. "Chúng giúp các tàu chiến của hải quân Trung Quốc rảnh tay để vươn tới những vùng biển ngày càng cách xa đại lục", ông cho hay.
Theo nghị sĩ Philippines Gary Alejano, trong nhiều trường hợp, hải cảnh và lực lượng dân binh được Trung Quốc sử dụng theo "chiến lược cải bắp" nhằm dần gặm nhấm Biển Đông bằng cách đe dọa, ngăn cản hải quân và ngư dân Philippines tại những vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền.
"Như một chiếc bắp cải, một số tàu Trung Quốc sẽ bao vây vùng biển của chúng tôi nhằm đe dọa binh sĩ, ngư dân và ngăn chúng tôi kiểm soát hiệu quả các đảo", Alejano nói.
Collin Koh, nhà nghiên cứu hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho rằng việc duy tŕ đội h́nh tàu hải cảnh, tàu dân sự, tàu nghiên cứu, Trung Quốc có thể tạo ra ấn tượng rằng chúng ít gây bất ổn hơn so với lực lượng hải quân.
"Triển khai hải cảnh ở tuyến đầu dường như ít mang tính gây hấn hơn về mặt lư thuyết, dù hiện nay bắt đầu có những câu hỏi hay các mối ngờ vực được đặt ra rằng liệu điều này có luôn đúng hay không bởi việc sử dụng lực lượng hải cảnh có khả năng che đậy các hành động hung hăng hơn tại những điểm nóng tranh chấp", ông cho biết.
Tàu khảo sát Đại Dương Hiệu của Trung Quốc. Ảnh: CCTV.
Hồi cuối tháng 7, Trung Quốc thông báo hoàn thành tàu khảo sát Đại Dương Hiệu dài 98,5 mét, rộng 17 mét, trọng tải 4.600 tấn, tốc độ tối đa 16 hải lư/giờ và tầm hoạt động khoảng 14.000 hải lư. Đại Dương Hiệu được cho là có khả năng thăm ḍ tài nguyên ở sâu dưới đáy bất kỳ vùng biển nào trên thế giới, và các chuyên gia nhận định nó nhiều khả năng sẽ được triển khai tới Biển Đông.
Giới quan sát đánh giá với việc đưa tàu Đại Dương Hiệu vào hoạt động, ngoài hoạt động nghiên cứu, Trung Quốc có lẽ c̣n hướng tới mục tiêu khác cao hơn: Tiếp tục củng cố các yêu sách chủ quyền ở những vùng biển tranh chấp, đặc biệt là tại Biển Đông.
Theo Koh, nếu được triển khai tới Biển Đông, Đại Dương Hiệu sẽ tăng cường sự hiện diện trên biển của Trung Quốc trong khu vực. "Không chỉ vậy, con tàu c̣n có thể thu thập các thông tin và dữ liệu hải dương học quan trọng như điều kiện đáy biển hay mô h́nh sinh thái, giúp Bắc Kinh tăng cường hiểu biết về vùng biển, tối ưu hóa phạm vi hoạt động dân sự và quân sự, nhằm củng cố các yêu sách chủ quyền", ông nhận định.
VietBF@ sưu tầm.