9 du học sinh người Trung Quốc đă bị giữ lại ở sân bay L.A. Các sinh viên Đại học bang Arizona bị giữ ở sân bay quốc tế Los Angeles ngày 22/8 và sau đó phải quay lại Trung Quốc.
Tất cả 9 người, trong đó có sinh viên theo ngành kỹ thuật, quản lư chuỗi cung ứng và khoa học đời sống, đều đủ điều kiện học tập để trở lại Đại học bang Arizona và đến Mỹ với thị thực của họ, một lănh đạo trường cho biết. Tuy nhiên, Cục Hải quan và Biên pḥng Mỹ (CBP) xác định họ "không được nhập cảnh".
Phát ngôn viên CBP cho biết trong một tuyên bố rằng có hơn 60 lư do người nước ngoài có thể bị coi là không được nhập cảnh, bao gồm các căn cứ liên quan đến sức khỏe, tội phạm, an ninh và vi phạm nhập cư. Họ ra quyết định với 9 sinh viên Trung Quốc "dựa trên thông tin CBP phát hiện trong quá tŕnh kiểm tra" nhưng không nêu chi tiết.
Đại học bang Arizona tại Tempe. Ảnh: ASU.
Trường đại học vẫn liên lạc với các sinh viên, nhiều người trong số họ đang tiếp tục học tập bằng các khóa trực tuyến hoặc độc lập. Đại học bang Arizona có 13.000 sinh viên quốc tế, trong đó khoảng 3.400 người đến từ Trung Quốc.
Chủ tịch đại học Michael Crow tuần trước gửi thư đến Bộ An ninh Nội địa Mỹ, cơ quan có thẩm quyền với CBP, và Bộ Ngoại giao Mỹ để yêu cầu xem xét lại t́nh trạng của từng sinh viên và giải thích về các thủ tục tiêu chuẩn khi kiểm tra lư lịch sinh viên quốc tế cùng với thiết bị điện tử của họ. Trường chưa nhận được hồi âm.
Quan hệ Mỹ - Trung gần đây căng thẳng v́ chiến tranh thương mại. Từ ngày 1/9, Trung Quốc tăng thuế 5-10% với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ và sẽ tiếp tục tăng thêm thuế vào ngày 15/12. Đáp trả, Mỹ áp thuế 15% với 110 tỷ USD hàng Trung Quốc và triển khai ṿng áp thuế thứ hai vào 15/12. Mỹ cũng sẽ áp thuế 30% với 250 tỷ USD từ ngày 1/10.
Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ, có những chính sách thiếu công bằng như hậu thuẫn doanh nghiệp nội địa và ép công ty Mỹ chuyển giao công nghệ nếu muốn tiếp cận thị trường nước này. Mỹ cũng gây sức ép với Huawei do nghi ngờ sản phẩm của công ty này đặt ra mối đe dọa an ninh quốc gia. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng Mỹ phớt lờ các nỗ lực của Bắc Kinh, thúc đẩy "chủ nghĩa bảo hộ" và đ̣i hỏi quá mức khi đàm phán.