Doanh nhân người Mỹ có những bài học cho con rất bổ ích về tiền. Jim Brown, nhà tư vấn tài chính, người sáng lập Jim Brown Investing, lồng ghép bài học về tiền bạc vào tṛ chơi và không đưa tiền cho con tùy tiện.
Với 30 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính - kinh tế, Jim Brown chia sẻ cách dạy con về tiền bạc.
"Làm thế nào để dạy con về tiền bạc?". Tôi thường xuyên nhận được câu hỏi này, thậm chí khi t́m kiếm trên Google, nó cũng nằm ở top t́m kiếm. Trong 30 làm kinh tế, tôi nhận ra thiếu hụt kiến thức về tiền bạc tác động cực kỳ tiêu cực tới con người ở mọi lứa tuổi.
Dạy con về tiền bạc thật ra không hề phức tạp như bạn nghĩ, quan trọng là bạn có đầu tư thời gian và nỗ lực hay không. Theo một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Cambridge (Anh), trẻ em có thể nắm bắt các khái niệm cơ bản về tiền và bắt đầu thiết lập thói quen tài chính ở tuổi từ 3 đến 7.
Vợ chồng tôi có hai con, đều dưới 14 tuổi. Cũng như hầu hết phụ huynh, chúng tôi không muốn con ḿnh chịu tác động xấu về mặt tài chính khi già đi, bao gồm cả việc nợ tiền người khác hoặc sử dụng tiền hưu trí của chúng tôi để sống.
Jim Brow, doanh nhân người Mỹ. Ảnh: CNBC
Nếu chúng ta thường dạy con tầm quan trọng của việc nói sự thật, cảm ơn hoặc xin lỗi, tiền bạc cũng là yếu tố bố mẹ cần nhấn mạnh nhiều lần với con. "Tại sao tiền bạc đáng giá" và "Làm thế nào chi tiêu thông minh để thành công?" là những câu hỏi bố mẹ phải cùng con t́m được lời giải.
Để dạy các con về tiền, tôi giữ các bài học luôn đơn giản và vui vẻ.
Tṛ chơi "Cùng đi mua sắm"
Tôi phát hiện những đứa trẻ nhà ḿnh tiếp thu tốt hơn khi bài học được lồng ghép vào tṛ chơi. "Cùng đi mua sắm" là tṛ chơi tôi được dạy khi c̣n học mẫu giáo.
Để bắt đầu, chúng tôi tạo ra một siêu thị thu nhỏ trong pḥng, với một máy tính tiền, ít rau củ đều được làm từ đồ chơi. Tôi đưa cho các con một sổ đăng kư mua sắm và tiền giả vờ. Sau đó, tôi và vợ định giá các mặt hàng, tôi để một con đi mua sắm, đứa c̣n lại sẽ phải trả lời câu hỏi.
Thời gian đầu, chúng tôi phải hướng dẫn và hỗ trợ hai con cách chơi nhưng khi đă quen, vợ chồng tôi chỉ cần làm sẵn giá và danh sách câu hỏi, hai đứa trẻ có thể tự chơi cùng nhau. Kích thích trải nghiệm mua sắm giúp các con mài giũa kỹ năng tính toán, cân đối ngân sách và khiến chúng thoải mái khi chia sẻ với nhau về tiền bạc.
Tṛ chơi "Món đồ này giá bao nhiêu?"
Tṛ chơi này tôi xây dựng gần giống chương tŕnh "Hăy chọn giá đúng". Tại bàn ăn tối, chúng tôi sẽ bày các mặt hàng đem bán cùng câu hỏi trắc nghiệm cho giá của chúng.
Ví dụ:
B́nh nước giá 0,5, 2,5 hay 6 USD?
Vé xem phim giá 4, 10 hay 40 USD?
Hóa đơn tiền điện hàng tháng là 12, 100 hay 400 USD?
Ôtô mới giá 5.000, 35.000 hay 500.000 USD?
Tṛ chơi này giúp các con hiểu giá trị tương đối của sản phẩm, dịch vụ, h́nh thành một khung giá cả để chi tiêu hợp lư nếu cần mua sắm.
Không đưa tiền cho con tùy tiện
Một trong những sai lầm lớn nhất mà tôi thấy phụ huynh hay mắc phải là đưa tiền cho con một cách thoải mái, không có giới hạn hoặc cho con những thứ không cần thiết.
Hai đứa trẻ của tôi bắt đầu được cho tiền tiêu vặt hàng tuần khi lên 6 tuổi. Chúng tôi cho con 6 USD một tuần, mỗi năm tăng thêm 1 USD. Các con có thể được cho nhiều hơn nếu tuần đó làm việc tốt như giúp đỡ người khác hoặc đạt điểm tuyệt đối môn toán.
Tôi đồng ư không có quy định nào về việc bố mẹ cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt. Điều này phụ thuộc vào tài chính của bạn và mức độ bạn kỳ vọng con sẽ chịu trách nhiệm về tiền bạc.
Nhiều phụ huynh không nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc cho con tiền tùy tiện và không giới hạn (đặc biệt là khi chúng đă dùng hết tiền được cho lần đầu) v́ hệ quả không đến ngay lập tức. Trường hợp này, con sẽ có thói quen dựa dẫm và chỉ biết xin tiền bố mẹ, kể cả khi đă trưởng thành.
Hướng dẫn con lập kế hoạch chi tiêu
Một trong những cách đơn giản để dạy con về tiền bạc là lập kế hoạch chi tiêu. Chẳng hạn, khi con được mời đến dự một bữa tiệc sinh nhật, tôi sẽ cho con một khoản tiền hợp lư và gợi ư một số món quà trong phạm vi giá đó.
Dạy con cách để tiền làm việc
Khi con gái lớn của chúng tôi muốn tiết kiệm tiền, chúng tôi đă chuyển tiền của con bé từ lợn đất sang một ngân hàng địa phương. Số tiền không nhiều, lời lăi cũng không đáng là bao, nhưng đó là cách tôi dạy con để số tiền nhàn rỗi tiếp tục làm việc và tạo ra giá trị kinh tế.
Khuyến khích con làm việc tốt với tiền của ḿnh
Tôi và vợ luôn hỗ trợ, khuyến khích các con làm từ thiện, giúp đỡ người khác từ số tiền ḿnh có. Khi các con đă tiết kiệm đủ tiền, chúng tôi cùng nhau xem xét và chọn ra tổ chức từ thiện để quyên góp, nhờ cậy trao số tiền ḿnh ủng hộ đến những người thực sự cần. Dù là 1 hay 10 USD, việc này giúp xây dựng sự đồng cảm, ngăn chặn hành vi ích kỷ và tham lam của các con.