Cựu quan chức Mỹ kể lại cuộc gặp bí mật với Soleimani sau vụ 11/9 - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2020


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cựu quan chức Mỹ kể lại cuộc gặp bí mật với Soleimani sau vụ 11/9
Trong những ngày hỗn loạn sau vụ khủng bố 11/9, Ryan Crocker, quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ đă bay tới Geneva và gặp tướng Iran Soleimani.

"Tôi khởi hành vào thứ sáu và trở về ngay chủ nhật nên không ai trong văn pḥng biết tôi đă ở đâu", Crocker kể lại chuyến đi bí mật tới Geneva, Thụy Sĩ hồi năm 2001 để gặp một nhóm quan chức Iran, trong đó có Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). "Chúng tôi đă thức suốt đêm trong những cuộc họp đó".

Soleimani thiệt mạng hôm 3/1 trong vụ không kích của Mỹ bên ngoài sân bay Baghdad ở Iraq. Tuy nhiên, cũng giống nhiều người ở Trung Đông, quan hệ giữa Mỹ với Soleimani khá phức tạp và không phải lúc nào thiếu tướng Iran cũng ở bên kia chiến tuyến.


Tướng Iran Qasem Soleimani tại thủ đô Tehran hồi tháng 9/2013. Ảnh: AFP.

Nhà báo Dexter Filkins của New Yorker hồi năm 2013 cho biết từng có khoảng thời gian Mỹ và Iran thậm chí nuôi hy vọng thành lập liên minh tại Afghanistan sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở New York. Soleimani, người đứng đầu lực lượng Quds tinh nhuệ, đă được giao trọng trách thảo luận với phía Washington.

Washington và Tehran cắt đứt quan hệ ngoại giao từ năm 1980 sau vụ khủng hoảng con tin, nhưng Crocker không quá bất ngờ về cách cư xử khéo léo, linh hoạt của Soleimani. "Bạn không thể vượt qua nhiều năm chiến tranh tàn khốc mà không trở nên khôn ngoan", cựu quan chức cho hay.

Nhóm quan chức Iran gọi Soleimani là "Haji Qassem". Trong quá tŕnh thảo luận, có những lúc Soleimani phải gửi lời nhắn tới Crocker, nhưng ông luôn tránh để lộ bất cứ ḍng chữ viết tay nào. "Haji Qassem quá thông minh. Ông ấy sẽ không cho người Mỹ nắm được dấu vết của ḿnh", Crocker nhận xét.

Theo lời kể của Crocker, phía Tehran bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Washington để tiêu diệt kẻ thù chung là nhóm phiến quân Taliban, sau đó hai bên chia sẻ thông tin. Crocker nhận được một bản đồ chi tiết các địa điểm của Taliban. Đáp lại, ông tiết lộ với Iran vị trí một cố vấn cho nhóm phiến quân al-Qaeda, người mà sau đó nhanh chóng bị Tehran bắt.

Crocker cho biết nhà đàm phán mà ông làm việc cùng nói rằng "Haji Qassem rất hài ḷng với sự hợp tác giữa hai bên". Tuy nhiên, t́nh h́nh nhanh chóng xoay chiều. Bất chấp quá tŕnh hợp tác đang diễn ra, cựu tổng thống Mỹ George W. Bush trong bài phát biểu nổi tiếng hồi tháng 1/2002 gọi Iran, Iraq và Triều Tiên là "trục ma quỷ".

Cựu quan chức Mỹ cho rằng sự gán mác đó đă chấm dứt mọi thứ. Một ngày sau bài phát biểu, ông gặp lại người đàm phán phía Iran tại ṭa nhà của Liên Hợp Quốc ở Kabul, Afghanistan. "Các ông làm tôi bị tổn hại hoàn toàn. Soleimani đang trong cơn thịnh nộ. Ông ấy cảm thấy bị đả kích", Crocker dẫn lại lời đối tác, nói thêm rằng người này vô cùng tức giận.

Người đàm phán cho biết phát ngôn của Tổng thống Bush khi đó để lại nguy cơ rủi ro rất lớn về chính trị. "Có lẽ đă đến lúc suy nghĩ lại mối quan hệ của chúng ta với người Mỹ", người đàm phán dẫn lại lời Soleimani.

Khái niệm "trục ma quỷ" khiến các cuộc họp giữa phái đoàn Mỹ - Iran phải kết thúc. Những người ủng hộ cải cách và thúc đẩy hợp tác với Mỹ trong chính phủ Iran cũng trở nên yếu thế. "Chúng tôi đă tiến rất gần tới đích. Chỉ một cụm từ trong bài phát biểu đă thay đổi lịch sử", Crocker lắc đầu hồi tưởng lại.

Quan hệ hai nước thậm chí căng thẳng hơn sau khi Mỹ mở chiến dịch quân sự tại Iraq vào năm 2003, từ chối đề nghị đàm phán của Iran, đồng thời ra tay bảo vệ Mujahedeen Khalq, nhóm đối lập ủng hộ lật đổ chính phủ Iran, được cố tổng thống Iraq Saddam Hussein hậu thuẫn. Tướng Soleimani từ đó trở thành kẻ thù trong mắt Washington.

Trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2013, Crocker kể lại một lần liên lạc gián tiếp khác với Soleimani vào tháng 4/2008, khi cựu thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki phát động cuộc tấn công quân nổi dậy ở miền nam nước này.

"Sau vài ngày t́nh h́nh vô cùng dữ dội, Maliki đă thắng thế nhờ sự hỗ trợ của chúng tôi. Điều đó khiến rất nhiều người Iran lo ngại, trong đó có Soleimani. Ông ấy đă đề nghị họp với Tổng thống Iraq Jalal Talabani và Phó tổng thống Adel Abdul Mahdi", Crocker nói.

Cựu quan chức Mỹ cho biết phía Iran cũng mời ông và cựu tướng David Petraeus, khi đó là chỉ huy lực lượng liên quân Mỹ tại Iraq, dùng bữa tối và chuyển thông điệp của Soleimani. "Động thái của Soleimani cho thấy cuộc tấn công của Maliki khiến ông ấy bối rối và không chắc điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo", Crocker nhận xét.

Theo nhà báo Filkins, trong khoảng thời gian đó, Soleimani, người được coi là quyền lực thứ hai Iran sau lănh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, đă tiếp cận một số quan chức cấp cao Mỹ và gửi nhiều thông điệp. Hồi đầu năm 2008, cố tổng thống Iraq Talabani đưa cho Petraeus chiếc điện thoại chứa tin nhắn của Soleimani.

"Gửi Tướng Petraeus, ông nên biết rằng tôi, Qassem Soleimani, kiểm soát chính sách của Iran với sự tôn trọng dành cho Iraq, Lebanon, Gaza và Afghanistan. Trên thực tế, đại sứ Iran ở Baghdad là một thành viên lực lượng Quds. Cá nhân thay thế ông ấy cũng sẽ nằm trong lực lượng này", tin nhắn có đoạn.

Sau vụ 5 lính Mỹ thiệt mạng tại Karbala, Iraq, Soleimani cũng gửi thông điệp tới đại sứ Mỹ. "Tôi thề trên mộ của cố lănh tụ Khomeini rằng tôi không ra lệnh cho bất cứ phát súng nào nhằm vào người Mỹ", tướng Iran cho hay. Tuy nhiên, không có người Mỹ nào tin lời ông.

Filkins cho biết dù Petraeus chỉ trích Soleimani "thực sự tàn ác", có những thời điểm hai người này buộc phải thương lượng với nhau. Các tài liệu ngoại giao bị WikiLeaks phát tán cho thấy Petraeus từng liên lạc với Soleimani thông qua các lănh đạo Iraq, giúp thỏa thuận ngừng bắn giữa lực lượng của giáo sĩ Shiite cực đoan Moqtada al-Sadr và chính phủ Iraq thân Mỹ được bảo đảm.

Lợi ích của Washington và Tehran một lần nữa phù hợp với nhau khi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), kẻ thù chung của cả hai nước, nổi dậy ở Iraq và Syria. Lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn, dẫn đầu là Soleimani, đă góp công đẩy lùi IS tại Iraq, một phần v́ nhóm Hồi giáo ḍng Sunni cực đoan này là mối đe dọa với Iran, nơi ḍng Shiite chiếm đa số. Thêm vào đó, Iran muốn duy tŕ ảnh hưởng tại Iraq trong tương lai.

Tuy nhiên, việc Trump hồi năm 2018 rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, thành quả đàm phán suốt 15 năm giữa Tehran với 6 cường quốc, đồng thời tăng cường các lệnh trừng phạt, khiến căng thẳng giữa hai nước một lần nữa bùng phát. Một loạt sự cố làm leo thang t́nh h́nh vào năm ngoái đă dẫn tới kết cục là cái chết của Soleimani hôm 3/1.

VietBF © sưu tầm
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 01-17-2020
Reputation: 233972


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 84,098
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	49.jpg
Views:	0
Size:	276.8 KB
ID:	1515958
therealrtz_is_offline
Thanks: 27
Thanked 6,466 Times in 5,758 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 28 Post(s)
Rep Power: 106 therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:56.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07287 seconds with 12 queries