Dịch bệnh Covid-19 thế là đă chặt đứt giai đoạn tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ dài nhất từ nhiều thập niên nay. Vấn đề hiện nay là thiệt hại nó tạo ra cho kinh tế sâu đậm thế nào và phải mất bao lâu mới trở lại được b́nh thường.
Thống kê mới nhất đưa ra hôm thứ tư cho thấy tổng sản luợng quốc nội GDP của Mỹ co lại với tốc độ 4.8% một năm trong ba tháng đầu của năm nay. Đây là sự co rút đầu tiên kể từ 2014 và mức tệ nhất kể từ 2008 khi thế giới ở vào mức cao điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng đây chỉ là dấu hiệu báo động ban đầu. Các họat động kinh tế chỉ bị khựng lại tại hầu hết các tiểu bang vào cuối tháng ba. Thành ra nhiều nhà kinh tế e sợ rằng những con số cho Quư 2 (vốn đi từ tháng 4 cho đến cuối tháng 6) khi mà hầu như toàn quốc đi vào t́nh trạng đóng cửa sẽ cho thấy GDP có khả năng giảm sút đến mức độ 30% một năm, một tốc độ giảm sút chưa từng thấy kể từ thời Đại Khủng Hoảng.
Câu hỏi đặt ra là cái ǵ sẽ xảy ra sau đó. Bộ trưởng tài chánh Steven Mnuchin th́ lạc quan, nói rằng ông dự trù là nền kinh tế sẽ nhảy vọt trở lại vào mùa hè này khi các tiểu bang giải tỏa các biện pháp cô lập và hàng tỷ đô la tiền chi tiêu cứu trợ của chính phủ liên bang đến tay các doanh nghiệp và các gia đ́nh.
Nhưng hầu hết các nhà kinh tế th́ không lạc quan như vậy. Cơ quan Ngân Sách Quốc Hội tuần trước vừa công bố một bản dự phóng cho thấy nền kinh tế sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại vào nửa sau của năm nay, nhưng GDP sẽ chỉ quay trở lại mức trước dịch bệnh sớm nhất là vào năm 2022.
Những con số đưa ra hôm thứ tư chỉ là những con số sơ khởi và dựa trên những ước tính c̣n chưa đầy đủ nhất là cho tháng ba. Mức độ nhanh chóng của cuộc chuyển biến có nghĩa là những sửa đổi sau có thể rất lớn và các nhà kinh tế dự trù rằng những con số sửa đổi này có thể cho thấy một sự suy thoái c̣n lớn hơn.
Nhưng những con số này dù c̣n chưa ḥan chỉnh đă cho thấy tầm mức to lớn của thiệt hại. Tiêu thụ tư nhân, cơ sở chính của tăng trưởng kinh tế giảm 7.6%. Đầu tư doanh nghiệp, vốn đi xuống từ trước, nay giảm đến quư thứ tư liên tiếp. Cả xuất lẫn nhập cảng đều giảm sút, hậu quả của dịch bệnh làm cho mậu dịch quốc tế hầu như đ́nh trệ.
Khu vực dịch vụ bị ảnh huởng nặng nhất. Chi tiêu cho dịch vụ giảm 10.2% trong quư đầu với chi tiêu cho tiệm ăn và khách sạn giảm gần 30%. Ngay cả dịch vụ y tế cũng đi xuống với dân chúng tiết kiệm chỉ đi khám bác sỹ khi tối cần thiết và hủy bỏ những chữa chạy không cần thiết lắm. Doanh số bán hàng chỉ giảm 1.3% với chi tiêu cho thực phẩm tăng vọt v́ dân chúng tích trữ đề pḥng, nhưng chi tiêu cho xe hơi giảm 33.2%.
Cơ cấu chi tiêu này có thể ảnh huởng đến việc phục hồi. Về hàng hóa tuy rằng giới tiêu thụ có thể hoăn việc mua vào lúc này, nhất là những món đắt tiền như xe hơi, nhưng họ ít có triển vọng gia tăng chi tiêu cho dịch vụ như là cho hàng hóa. Dù ta có bị mấy tháng không cắt tóc, nhưng khi được cắt tóc trở lại th́ chỉ cần một lần là đủ.
Khi dịch bệnh Covid-19 mới bắt đầu lan tràn tại Mỹ, nhiều nhà kinh tế hy vọng rằng sẽ có một cuộc phục hồi dạng chữ V, với một t́nh trạng co rút mạnh theo sau bởi một sự bùng nổ trở lại các hoạt động mà chẳng bao lâu sẽ phục hồi nền kinh tế như cũ.
Nhưng với t́nh trạng cô lập kép dài sang tháng thứ hai và với những xáo trộn có triển vọng kéo dài trong nhiều tuần hay cả nhiều tháng tại nhiều tiểu bang, những hy vọng này đă nhạt dần. Với mỗi tuần kinh tế tiếp tục đóng cửa, càng ngày sẽ càng có nhiều doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hoặc quyết định không mở cửa lại; càng ngày càng có nhiều công nhân chuyển từ tạm nghỉ việc sang thất nghiệp, càng ngày càng nhiều tín dụng không đuợc hoàn trái ảnh hưởng đến các ngân hàng và hệ thống tài chánh nói chung.
Chính những hệ quả này đă khiến tổng thống Trump và nhiều thống đốc Cộng ḥa tại những tiểu bang có tương đối ít trường hợp dịch bệnh đ̣i mở cửa kinh tế càng sớm càng tốt. Môt số tiểu bang như Georgia và South Carolina đă bắt đầu. Một số khác, kể cả Texas và Florida dự trù sẽ mở cửa vào cuối tháng.
Nhưng các nhà kinh tế và dịch bệnh học cảnh cáo rằng mở cửa quá sớm đe dọa không những y tế pḥng dịch mà cả đến nền kinh tế nữa. Cho đến khi người ta cảm thấy bệnh dịch được kiểm soát một cách nào đó th́ một cuộc phục hồi kinh tế mới có thể mạnh mẽ và ổn định v́ như Karen Dynan một giáo sư kinh tế tại viện đại học Harvard nhận định:
“Ta có thể hủy bỏ những kiềm chế ngay ngày mai và nền kinh tế cũng sẽ không quay trở lại nếu người ta không cảm thấy an ṭan khi ra đường. Thành ra những biện pháp mà chúng ta b́nh thường coi như là thuộc về y tế công cộng trong trường này cũng là những yếu tố quan trọng trong chính sách kinh tế.”
Nhưng chính những bất trắc chung quanh t́nh trạng dịch bệnh cũng làm phức tạp thêm công việc của các nhà họach định chính sách kinh tế. Các biện pháp thông thường để kích thích chi tiêu và đầu tư không có tác dụng bao nhiêu v́ doanh nghiệp không thể hoạt động và giới tiêu thụ không đuợc ra khỏi nhà. Tiến sĩ Tara Sinclair, một kinh tế gia của viện đại học George Washington giải thích:
“Nếu chúng ta được biết môt cách đáng tin cậy rằng đến ngày X, dù X là ngày nào chăng nữa, bệnh dịch sẽ chấm dứt – nếu ta biết vào bây giờ th́ theo tôi các doanh nghiệp có thể theo đó mà chuẩn bị và làm những hành động thích đáng. Vấn đề là chúng ta không có cái đó, và chúng ta cũng không có cách nào để xác định được chuyện đó. Thành ra chính cái bất trắc đó ngăn chặn chúng ta đưa ra những chính sách mở cửa một cách thích đáng.”
Lê Mạnh Hùng
May 2020