Hải quân Mỹ điều hai tàu chiến duy tŕ hiện diện ở Biển Đông, cảnh báo rắn đồng thời yêu cầu Trung Quốc ngừng hành vi "bắt nạt" nước khác trong khu vực.
Hải quân Mỹ hôm 7/5 điều tàu chiến Montgomery (LCS-8) và tàu hậu cần Cesar Chavez (T-AKE-14) đi vào vùng biển có sự hiện diện của tàu khoan West Capella do công ty dầu khí nhà nước Malaysia Petronas vận hành trên Biển Đông.
Các tàu chiến của hải quân Trung Quốc và tàu hải cảnh Trung Quốc cũng hoạt động gần West Capella. Hoạt động của tàu hải quân Mỹ được cho là "thể hiện sự ủng hộ rơ ràng với tàu khoan Malaysia".
Trong một tuyên bố cùng ngày, Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Hạm đội Thái B́nh Dương Mỹ, khẳng định Mỹ "cam kết duy tŕ một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ tự do trên biển và thượng tôn pháp luật", ông Aquilino nói. "Trung Quốc phải chấm dứt kiểu bắt nạt người Đông Nam Á trong hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đốt và đánh bắt cá ngoài khơi. Hàng triệu người dân trong khu vực này phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên đó để kiếm sống".
Tàu chiến Montgomery (LCS-8) của Hải quân Mỹ hoạt động gần tàu khoan West Capella của Malaysia trên Biển Đông hôm 7/5. Ảnh: US Navy.
Reuters ngày 17/4 dẫn ba nguồn tin an ninh cho biết tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc bám theo tàu khoan West Capella trên Biển Đông. Tàu Địa chất Hải Dương 8 có lúc được 10 tàu Trung Quốc hộ tống, gồm các tàu hải cảnh và tàu của lực lượng dân binh.
Theo các nguồn tin, hai chiến hạm Mỹ USS America cùng USS Bunker Hill hôm 21/4 di chuyển gần nơi tàu Địa chất Hải dương 8 bám theo West Capella. Trung Quốc bác cáo buộc Địa chất Hải dương 8 quấy rối West Capella và cho biết tàu khảo sát triển khai "các hoạt động thông thường".
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế báo cáo rằng các tàu Trung Quốc cũng nhắm vào các tàu tiếp tế hỗ trợ cho tàu khoan Malaysia khi nó hoạt động ngoài khơi Malaysia. Malaysia bày tỏ hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết một cách ḥa b́nh.
Bộ Ngoại giao Mỹ tháng trước chỉ trích Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh "nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế tham gia loại hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này". Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper tuần này cho biết "chúng ta tiếp tục chứng kiến hành vi gây hấn của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông", bao gồm "đe dọa tàu hải quân Philippines", "đánh ch́m tàu cá Việt Nam" và "đe dọa các quốc gia khác tham gia phát triển dầu mỏ ngoài khơi".
Mỹ gần đây liên tục cáo buộc Trung Quốc lợi dụng đại dịch Covid-19 để thúc đẩy sự hiện diện ở Biển Đông. Trước khi đến gần tàu khoan Malaysia, Địa chất Hải dương 8 xuất hiện cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc cũng từng xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông hồi đầu tháng 7/2019, sau đó rời đi vào cuối tháng 10/2019. Việt Nam đă nhiều lần phản đối hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc nói trên, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.
VietBF Sưu Tầm