Cảnh sát bang New South Wales phát hiện đường dây lừa đảo ép du học sinh Trung Quốc dàn cảnh bị bắt cóc để tống tiền gia đ́nh.
Các vụ dàn cảnh bắt cóc này là "hành vi lừa đảo tống tiền tinh vi", trong đó các du học sinh nhận được cuộc gọi từ những kẻ lừa đảo, bị ép dựng lên một vụ bắt cóc rồi gọi điện cho người thân để đ̣i họ nộp tiền chuộc, cảnh sát bang New South Wales, Australia cho biết trong thông cáo hôm 27/7.
Cảnh sát cho biết đă nhận được thông tin về nhiều vụ bắt cóc có cùng bản chất như vậy, với tổng số tiền lừa đảo là 3,2 triệu AUD.
H́nh ảnh từ cảnh sát bang New South Wales minh họa những vụ bắt cóc ảo nhằm vào du học sinh người Trung Quốc. Ảnh: NSW Police
Các nhà điều tra phát hiện cuộc gọi đầu tiên được thực hiện từ một người thường nói tiếng Quan Thoại và tự xưng là đại diện của một cơ quan Trung Quốc như sứ quán, lănh sự quán hoặc cảnh sát. Người này thuyết phục nạn nhân rằng họ liên quan đến một vụ phạm tội ở Trung Quốc hoặc danh tính của họ đă bị đánh cắp và họ phải trả phí để tránh hành động pháp lư, bị bắt hoặc trục xuất.
Những kẻ lừa đảo đă sử dụng công nghệ để che dấu vị trí thực tế của chúng và khuyến khích nạn nhân giao tiếp thông qua các ứng dụng được mă hóa như WeChat và WhatsApp.
Nạn nhân sau đó bị đe dọa hoặc cưỡng ép phải chuyển một lượng tiền lớn vào tài khoản ngân hàng ở nước ngoài. Trong một số trường hợp, họ c̣n bị ép dàn dựng một vụ bắt cóc.
"Những kẻ lừa đảo hướng dẫn nạn nhân liên hệ với gia đ́nh và bạn bè, thuê một pḥng khách sạn và chụp ảnh hoặc quay video mô tả họ đang bị trói và bịt mắt gửi cho người thân ở nước ngoài", thông cáo cho biết thêm.
Khi không thể liên lạc với con cái ở Australia, cha mẹ của các du học sinh đành gửi khoản tiền lớn để chuộc con. Những kẻ lừa đảo sẽ ṿi tiền cho đến khi gia đ́nh nạn nhân báo cảnh sát.
Cảnh sát trưởng Darren Bennett cho hay 8 vụ "bắt cóc giả" được ghi nhận, với số tiền chuộc từ 20.000 đến 500.000 AUD (hơn 14.000-356.000 USD), trong đó có một vụ lên tới 2 triệu AUD (1,4 triệu USD). Cảnh sát đang phối hợp với sứ quán và lănh sự quán Trung Quốc để cảnh báo cộng đồng du học sinh về thủ đoạn lừa đảo này.
"Trong khi chúng tôi đang làm việc với các đồng nghiệp quốc tế để điều tra nguồn gốc các vụ lừa đảo, chúng tôi đề nghị cộng đồng chú ư đến cảnh báo của chúng tôi, không làm theo yêu cầu của người gọi", ông Bennett nói.
Báo cáo của Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Australia (ACCC) hồi tháng 6 cho hay các vụ lừa đảo giả mạo nhân viên công vụ Trung Quốc gây ra thiệt hại lớn nhất trong tất cả các vụ lừa đảo mạo danh chính phủ năm 2019. ACCC đă ghi nhận 1.172 báo cáo về các vụ lừa đảo mạo danh cơ quan chính quyền Trung Quốc vào năm ngoái, với tổng thiệt hại hơn 2 triệu AUD.
VietBF @ Sưu tầm