Mỹ “chấp nhận rủi ro" để đối phó Trung Quốc
Trong bài phát biểu tại hội thảo trực tuyến của Viện nghiên cứu Brookings về “chiến lược và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc”, bà Lisa Curtis, giám đốc cấp cao phụ trách khu vực Nam và Trung Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đă liệt kê các nước có vị trí giáp hoặc gần Trung Quốc mà Mỹ đang tăng cường mối quan hệ cả về kinh tế và quân sự, bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và Bhutan.
“Mỹ sẵn sàng chấp nhận thêm rủi ro trong mối quan hệ với Trung Quốc và tôi nghĩ mỗi bên sẽ phải quen với định hướng mới này v́ nó sẽ định h́nh chính sách của Mỹ trong khu vực”, bà Curtis nói.
Bà Curtis cho biết mối quan tâm của bà tập trung vào khu vực Trung Nam Á, đặc biệt là mối quan hệ đối tác “ngày càng sâu sắc” giữa Mỹ và Ấn Độ. Hai nước cùng chia sẻ cam kết về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương cởi mở, tự do và minh bạch, đồng thời đảm bảo rằng các nước khác ở khu vực Trung và Nam Á đều có thể bảo vệ chủ quyền.
“Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương” của chính quyền Trump bao trùm khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, kéo dài từ Nam Á cho tới bờ biển Thái B́nh Dương của Mỹ. Bắc Kinh coi chiến lược này là nỗ lực của Washington nhằm tập hợp các cường quốc trong khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực.
Theo bà Curtis, xung đột biên giới gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ càng cho thấy rơ các nước trong khu vực không c̣n tin tưởng chiến lược thắt chặt quan hệ của Bắc Kinh. (SCMP)
Mỹ xem xét yêu cầu cắt giảm số lượng nhân viên ngoại giao Trung Quốc
Nguồn tin Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị đề xuất yêu cầu giảm đáng kể số lượng các nhà ngoại giao Trung Quốc đang hoạt động ở nước này.
Mục đích của yêu cầu này là duy tŕ mức độ tương xứng về số lượng nhà ngoại giao giữa hai nước. Dự kiến, quyết định chính thức sẽ được công bố trong tuần này.
Quyết định cắt giảm số lượng các nhà ngoại giao Trung Quốc nhằm giảm gánh nặng cho Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI), khi trong những tháng gần đây có tới gần 2.000 nhân viên của cơ quan này phải tham gia điều tra hoạt động của các điệp viên và đặc vụ Trung Quốc tại Mỹ.
Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện có khoảng 245 nhà ngoại giao Trung Quốc được cấp phép làm việc tại Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Washington D.C. Ngoài ra, nhiều quan chức ngoại giao Trung Quốc cũng làm việc tại các lănh sự quán ở New York, San Francisco, Los Angeles và Chicago. (Washington Times)