Mỹ tuyên án tử với Huawei, Trung Quốc không dám trả đũa. Trung Quốc chưa dám có hành động trả đũa v́ đối mặt nhiều rủi ro kinh tế khi Chính phủ Mỹ vừa công bố những lệnh cấm mới có thể bóp nghẹt Huawei Technologies.
Theo South China Morning Post, giới phân tích nhận định Trung Quốc không dám trả đũa Mỹ do các biện pháp trừng phạt doanh nghiệp Mỹ có thể làm tổn thương nền kinh tế quốc gia 1,4 tỷ dân, hiện vẫn lao đao v́ tác động của đại dịch Covid-19.
Ngày 17/8, Bộ Thương mại Mỹ ra lệnh cấm Huawei mua chip và các thành phần điện tử khác được phát triển hoặc sản xuất dựa trên công nghệ hoặc phần mềm Mỹ. Lệnh cấm này là phần mở rộng của điều luật được chính quyền Washington công bố hồi tháng 5.
Như vậy, Huawei sẽ không c̣n nguồn cung cấp chip. Với biện pháp này, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy Huawei vào cửa tử. Tập đoàn của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi sẽ rất khó giữ vị trí nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong thời gian tới.
Bắc Kinh phản đối dữ dội quyết định của Washington nhưng không hề công bố đ̣n trả đũa nào, ví dụ hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp Mỹ tại thị trường 1,4 tỷ dân.
Huawei đối mặt với "án tử h́nh" sau lệnh cấm mới của Mỹ. Ảnh: Getty Images.
Khoảng 15 tháng trước, Trung Quốc tuyên bố sẽ mở danh sách "thực thể không đáng tin cậy", bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài đe dọa an ninh quốc gia. Tuy nhiên, đến nay Bắc Kinh vẫn chưa công bố danh sách này.
Một số nhà quan sát cho rằng Trung Quốc đă không c̣n áp dụng chiến thuật trả đũa như trước đây. SCMP dẫn lời nhà phân tích Dan Wang thuộc hăng tư vấn Gavekal nhận định lệnh cấm mới của Bộ Thương mại Mỹ là "bản án tử h́nh" đối với Huawei. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không dám “giận cá chém thớt” với các doanh nghiệp Mỹ.
"Huawei là công ty rất quan trọng với Trung Quốc, nhưng chính quyền Bắc Kinh đang nỗ lực níu chân các công ty Mỹ tiếp tục ở lại thị trường này. Trung Quốc rất cần công nghệ Mỹ, cần doanh nghiệp Mỹ trong thời điểm bị chính phủ Mỹ gây sức ép", chuyên gia Wang giải thích.
Theo chuyên gia này, thay v́ cố chấp trả đũa, Bắc Kinh nên có chiến lược thông minh hơn để giúp Huawei duy tŕ hoạt động trong vài tháng tới với hy vọng ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden sẽ đánh bại ông Trump và trở thành tổng thống Mỹ. Một chính phủ mới ở Washington có thể sẽ "nhẹ tay" hơn với Trung Quốc.
Tháng trước, Trung Quốc tuyên bố trừng phạt Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ v́ bán vũ khí cho Đài Loan. Dù vậy, Bắc Kinh không công khai chi tiết các biện pháp trừng phạt. Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc liên tục nói về mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp Mỹ.
Bên trong nhà máy lắp ráp xe hơi của General Motors tại Trung Quốc. Ảnh: NYT.
Cuối tháng trước, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn cam kết với các thành viên Pḥng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc rằng doanh nghiệp Mỹ tại nước này sẽ tiếp tục được Bắc Kinh hỗ trợ.
Các thành phần cực đoan ở Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh mạnh tay hơn với các doanh nghiệp Mỹ. Hồi tháng 5, tờ Global Times cho rằng Trung Quốc cần trừng phạt các đại gia công nghệ Mỹ như Qualcomm, Cisco và Apple. Ngược lại, chính phủ Trung Quốc liên tục hứa hẹn sẽ mở cửa đón ḍng đầu tư nước ngoài và cam kết bảo vệ doanh nghiệp quốc tế hoạt động tại nước này.
Nhà kinh tế Ding Shuang thuộc ngân hàng Standard Chartered nhận định mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh là giữ chân càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài càng tốt. Đó sẽ là yếu tố làm chậm lại tốc độ “phân ly” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
"Trung Quốc không thể hành động vội vàng trước những động thái của Mỹ, thay vào đó cần phải tính toán thiệt hại một cách thận trọng. Đây không phải là lúc để Trung Quốc công bố danh sách thực thể không đáng tin cậy", chuyên gia Shuang nói.
VietBF@ sưu tầm.