Sứ mệnh ngoại giao của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không chỉ khoanh vùng trong Liên Hiệp Châu Âu (EU), mà ông Nghị tới Berlin, chặng cuối trong chuyến công du châu Âu sau khi đă qua Ư, Hà Lan, Na Uy và Pháp với kỳ vọng sửa chữa h́nh ảnh của Trung Quốc đang bị xấu đi rơ rệt từ sau đại dịch Covid 19, kéo châu Âu lại gần trong bối cảnh gần đây Mỹ đang t́m cách tập hợp một liên minh chống Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (T) và đồng nhiệm Đức Heiko Maas sau cuộc họp báo tại Berlin (Đức) ngày 01/09/2020. REUTERS - POOL
Chuyến công du châu Âu của ngoại trưởng Vương Nghị có sứ mệnh khá phức tạp là làm sao giảm thiểu các thiệt hại h́nh ảnh của một nước Trung Quốc đang bị nghi ngờ về trách nhiệm trong việc xử lư khủng hoảng đại dịch Covid- 19, bị lên án về việc áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông, hay về chính sách truy bức người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và xa hơn nữa là hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu.
Trước khi ông Vương Nghị đặt chân tới châu Âu, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đă thực hiện một ṿng công du tương tự với mục tiêu được giới quan sát đánh giá là t́m kiếm một liên minh chống Trung Quốc.
Trước chuyến đi của ông Vương Nghị, truyền thông Trung Quốc đă cố sức tuyên truyền về tầm quan trọng của mối quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nhấn mạnh dù c̣n nhiều khác biệt cũng như cùng chịu áp lực từ Mỹ, quan hệ Trung Quốc - EU vẫn duy tŕ sự cam kết dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và đặc biệt là việc hai bên chia sẻ một trật tự quốc tế đa phương, chứ không phải "Nước Mỹ trên hết" như chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi.
Trong chuyến công du lần này, ông Vương đă không ngừng kêu gọi các nước châu Âu tăng cường đối thoại chiến lược, kinh tế với Trung Quốc. Phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, ông Vương muốn nhằm vào vào mâu thuẫn giữa EU và Mỹ và cáo buộc “Mỹ đă công khai ép các nước phải chọn phe và đẩy quan hệ Trung - Mỹ vào xung đột, đối đầu”.
Thông điệp chính mà ông Vương Nghi muốn đưa ra là khác với Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn gắn bó với chủ trương ngoại giao đa phương, đó cũng là điểm tương đồng với các nước châu Âu.
Trên hồ sơ tự trị Hồng Kông hay nhân quyền của người thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, biết chắc không thể thuyết phục được châu Âu, lănh đạo ngoại giao Trung Quốc bằng ḷng với lập luận đối phó thường thấy, đó là vấn đề « an ninh và công việc nội bộ của Trung Quốc ».
Nhưng theo giới quan sát th́ mục tiêu sâu xa của chuyến công du của ngoại trưởng Vương Nghị không chỉ giới hạn ở châu Âu mà muốn dùng châu Âu làm điểm tựa giúp kiểm soát quan hệ Washington-Bắc Kinh.
Trong một bài viết trên báo Le Figaro hôm nay, cây viết b́nh luận của tờ báo Pháp, Renaud Girard ghi nhận chuyến đi châu Âu của Vương Nghị chỉ nhằm mục đích hoàn chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ, chuẩn bị t́nh huống cuộc bầu củ tổng thống Mỹ vào ngày 03/11 tới đây.
Theo phân tích của tác giả, Trung Quốc vẫn tin Donald Trump có nhiều cơ hội tái đắc cử tổng thống hơn Joe Biden. Dù ông Trump đến giờ vẫn tỏ ra chống Trung Quốc dữ dội nhất trong các đời tổng thống Mỹ từ trước tới nay, nhưng ông vẫn là ứng viên được Bắc Kinh ưa thích hơn.
V́ người Trung Quốc đă hiểu được tính khí và bản chất của Trump. Họ biết một khi tái đắc cử, ông Trump sẽ quay ngoắt 180 độ ngay trong năm 2021, lại đề nghị đàm phán thương lượng, mặc cả về các vấn đề công nghệ hay thuế quan với Trung Quốc. Có EU đứng sau, các cuộc thương lượng của Bắc Kinh với Washington khi đó chẳng dễ dàng hơn sao.
Trong khi đó nhóm cố vấn của Joe Biden không những không thương lượng với Bắc Kinh mà sẽ c̣n gay gắt trên hồ sơ nhân quyền hơn nhiều so với Donald Trump thực dụng.
V́ thế trong trường hợp Biden thắng cử, Bắc Kinh đă có sẵn chiến lược: Dựa vào châu Âu để thuyết phục ban lănh đạo mới của Nhà Trắng chấm dứt chiến tranh lạnh mà họ không muốn kéo dài. Họ nhận thấy ứng viên của đảng Dân Chủ đă ghi trong chương tŕnh về chính sách đối ngoại rằng nếu đắc cử ông sẽ trở lại với chiến lược tham khảo một cách có hệ thống với các đồng minh truyền thống của Mỹ.
Trong nỗ lực kéo châu Âu lại gần, ngay sau chuyến thăm của ông Vương Nghị, tuần này, ông Dương Khiết Tŕ, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại Trung Ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng sẽ lên đường sang thăm Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhằm chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đỉnh qua video giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và các nhà lănh đạo chủ chốt châu Âu vào ngày 14/09.