Armenia có vũ khí đấu "hỏa thần" từ Azerbaijan, Nga bắt đầu điên người với Thổ Nhĩ Kỳ? Sau khi giao chiến khốc liệt giữa Armenia và Azerbaijan ngày càng trở nên căng thẳng, cả hai nước đều cáo buộc đối phương không tập trung chiến đấu ở Nagorno-Karabakh mà nă pháo trực tiếp vào lănh thổ của nhau như “xâm lược”, khiến dân thường thiệt mạng.
Armenia và Azerbaijan cáo buộc đối phương tấn công lănh thổ của nhau (ảnh: Aljazeera)
1. Armenia và Azerbaijan tấn công lănh thổ của nhau
T́nh h́nh hiện tại được cho là tồi tệ nhất trong mối quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan kể từ năm 1990. Hàng chục dân thường đă thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Trong một dấu hiệu thể hiện quy mô cuộc chiến đang ngày càng mở rộng, Armenia và Azerbaijan đều cáo buộc đối phương tấn công vào lănh thổ của ḿnh.
Bộ Quốc pḥng Armenia thông báo một xe bus dân sự tại thị trấn Vardenis của nước này bị máy bay không người lái của Azerbaijan tấn công. Thương vong chưa được làm rơ.
Ở phía ngược lại, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố 10 dân thường thiệt mạng và quận Dashkesan của nước này bị trúng pháo kích của Armenia.
Điều này cho thấy vùng chiến sự đang được mở rộng, không chỉ ở Nagorno-Karabakh mà c̣n xảy ra trong lănh thổ của Armenia và Azerbaijan. Nguy cơ chiến tranh toàn diện giữa hai nước khiến giới quan sát và nhiều nhà lănh đạo quốc tế lo ngại.
Trong bối cảnh chiến sự diễn ra ác liệt, một số thông tin cho rằng, Armenia đang thất thế và có khả năng phải kết thúc liên minh quân sự - chính trị với Nagorno-Karabakh. Điều này đồng nghĩa với việc Nagorno-Karabakh sẽ trở về với Azerbaijan đúng như sự công nhận của pháp luật quốc tế.
Bộ Quốc pḥng Azerbaijan tuyên bố họ đang giành nhiều chiến thắng và tiếp tục lấn sâu, giành quyền kiểm soát ở nhiều vị trí của Nagorno-Karabakh. Armenia thông báo quân đội nước này giao chiến suốt đêm, nhiều lần đẩy lui các đợt tiến công của Azerbaijan.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Armenia đang gặp khó khăn trong việc huy động lực lượng và phải giao tranh trong thế thủ.
Chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan diễn ra ngày càng khốc liệt, chưa có dấu hiệu cho sự ḥa giải (ảnh: AP)
2. Nga bắt đầu “nóng mắt” với Thổ Nhĩ Kỳ?
Trong động thái mới nhất được cho là muốn các bên ngừng bắn, Nga đă cố gắng liên lạc với Thổ Nhĩ Kỳ, thúc giục nỗ lực chấm dứt t́nh trạng đổ máu hiện nay.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ làm tất cả những ǵ có thể để thúc đẩy lệnh ngừng bắn, quay lại giải quyết xung đột trong ḥa b́nh”, Dmitry Peskov – phát ngôn viên Điện Kremlin – phát biểu hôm 29.9.
Thổ Nhĩ Kỳ đă nhiều lần khẳng định đứng về phía Azerbaijan trong cuộc chiến giành lại Nagorno-Karabakh.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Armenia phải rút khỏi Nagorno-Karabakh, đúng như pháp luật quốc tế công nhận.
“Bất kỳ tuyên bố nào về việc hỗ trợ một bên hay ủng hộ quân sự đều chỉ đổ thêm dầu vào lửa trong t́nh cảnh này. Chúng tôi kiên quyết phản đối điều đó”, ông Dmitry Peskov nói.
Động thái mới nhất cho thấy Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ đứng ra ḥa giải giữa Azerbaijan và Armenia chứ không phải chọn một phía. Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ ra mặt trước và sẽ đứng sau ủng hộ. Tuy nhiên, có vẻ như Ankara đang làm điều ngược lại, buộc Moscow phải “nhắc nhở”.
Phát ngôn viên của Tổng thống Erdogan hôm 29.9 tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ “hoàn toàn sẵn sàng” giúp Azerbaijan giành lại lănh thổ.
Trước đó, Armenia cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ gửi 4.000 quân tới đánh thuê cho Azerbaijan. Tuy nhiên, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đều phủ nhận điều này.
Về phía Nga, nước này muốn duy tŕ quan hệ tốt với cả Azerbaijan và Armenia. Nga có một căn cứ quân sự ở Armenia. Về mặt quân sự, Nga bán vũ khí cho cả Azerbaijan và Armenia.
Armenia tuyên bố sẽ đưa vũ khí mới với sát thương cao ra tiền tuyến (ảnh: Aljazeera)
3. Armenia có vũ khí mới đấu “hỏa thần” TOS-1 của Azerbaijan?
Bộ Quốc pḥng Armenia cho biết, nước này sẽ buộc phải tung ra vũ khí mới với hỏa lực lớn, sát thương diện rộng khi Azerbaijan đưa pháo phản lực TOS-1 ra tiền tuyến.
“Quân đội Azerbaijan đang sử dụng những hệ thống pháo kích hạng nặng, buộc chúng tôi phải đưa ra loại vũ khí với hỏa lực lớn hơn, tầm bắn rộng. Vũ khí này có thể tiêu diệt nhân mạng, công tŕnh, tài sản trên diện rộng”, Shushan Stepanyan – phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Armenia – cảnh báo.
Trước đó, cũng chính bà Stepanyan cho rằng, quân đội Azerbaijan “run sợ” trước Armenia nên mới phải đưa TOS-1 tham chiến.
VietBF@ sưu tầm.