Siêu tăng mới của Nga sẽ bắn được tên lửa siêu vượt âm? Nga dường như đă vượt lên dẫn trước các nước đối thủ với một loại xe tăng thế hệ tiếp theo khác bất chấp các cam kết rơ ràng về tương lai của siêu xe tăng T-14 Armata. Xe tăng này có tháp pháo không người lái, thiết kế hai phần và khả năng sử dụng vũ khí siêu vượt âm.
Siêu tăng Armata T-14 của Nga.
Hăng thông tấn Nga TASS đưa tin rằng công việc lên ư tưởng đă được tiến hành trên một loại xe tăng mới với cả mô-đun chiến đấu phía trước được bảo vệ, bọc thép dày và một phần bao gồm tháp pháo không người lái.
Bản tin của TASS, bao gồm các chi tiết kỹ thuật về loại xe tăng, nói rằng tháp pháo không người lái của xe tăng mới sẽ có một "khẩu pháo nhiệt hóa- điện gắn với một bộ nạp tự động."
Chiếc xe có “một động cơ tuabin khí đa nhiên liệu 3.000 mă lực”.
Bản tin của TASS cho biết: “Mô-đun thứ hai dự kiến mang theo các máy bay không người lái để tiến hành trinh sát, t́m kiếm ḿn và thực hiện các chức năng an ninh”.
Có lẽ thông tin gây chú ư lớn nhất, là chi tiết trong bản tin rằng xe tăng mới sẽ được trang bị vũ khí laser, vũ khí siêu vượt âm và “tên lửa phóng thẳng đứng với phạm vi hoạt động lên đến 12 km”.
Có một số thông tin đáng chú ư trong diễn tiến này. Trước hết, một chiếc xe tăng có khả năng bắn vũ khí siêu vượt âm, nếu đúng như quảng cáo của phía Nga, sẽ là một bước phát triển thực sự mang tính đột phá, mang lại cho các phương tiện chiến đấu được trang bị vũ khí hạng nặng tốc độ tấn công và khả năng sát thương chưa từng có. Tuy nhiên, mặc dù điều này có thể khả thi nhưng việc thiết kế các hệ thống động lực đủ để tạo ra lực đẩy cần thiết để sử dụng vũ khí siêu vượt âm từ xe tăng - không có khả năng xảy ra trong tương lai gần, theo nhận định của National Interest.
Ngoài ra, có thể sẽ khá khó khăn trong việc thiết kế các hệ thống quản lư nhiệt cần thiết để cho phép đạn siêu vượt âm bắn từ xe tăng duy tŕ tốc độ và quỹ đạo của nó. Vũ khí siêu vượt âm hiện cần một số loại động "scramjet" (động cơ đẩy phản lực ḍng thẳng siêu âm) cực mạnh để đạt được tốc độ cần thiết. Tuy nhiên, không quân Mỹ đang thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm phóng từ trên không, v́ vậy vũ khí siêu vượt âm phóng từ xe tăng có thể là một khả năng.
Đối với tên lửa phóng thẳng đứng, điều quan trọng duy nhất được đề cập là tầm bắn 12 km. Mỹ đă trang bị cho các phương tiện chiến đấu bọc thép với công nghệ pḥng không tầm ngắn bắn tên lửa Hellfire. Tên lửa chống tăng Javelin và Hellfire đă được bắn từ xe chiến đấu Stryker và các bệ phóng khác. Tuy nhiên, có thể những vũ khí này của Mỹ chưa đạt tới tầm bắn 12 km, một động lực có thể tạo ra sự chênh lệch về khả năng chống lại máy bay không người lái, trực thăng và các mục tiêu bay khác.
Máy bay trực thăng trang bị tên lửa Hellfire thường có tầm bắn đến 8 km, và các phiên bản Javelin mới có thể bắn ở độ cao hơn 4km với khoảng cách gần 6 km. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tầm bắn của các loại vũ khí trang bị cho xe bọc thép của Mỹ hiện không được mở rộng đáng kể, v́ mục tiêu hiện tại của Lầu Năm Góc là "vượt xa" kẻ thù. Ngoài ra, Nga có xu hướng quảng cáo “vống” một số loại vũ khí của ḿnh, v́ vậy có thể chưa rơ tên lửa phóng thẳng đứng của họ sẽ sớm có khả năng bay xa 12 km hay không.
Nhưng một tháp pháo không người lái không có vẻ ǵ là đột phá. Phương tiện chiến đấu có người lái tùy chọn hiện đang được phát triển trong quân đội Mỹ có nhiều cấp độ tự chủ về vũ khí.
VietBF@ sưu tầm.