Nước cam là một trong những loại nước quả ép phổ biến khắp thế giới và thường được xếp vào nhóm thực phẩm lành mạnh. Tuy nhiên, theo Bác sĩ Scott Kahan, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Cân nặng và sức khoẻ (Mỹ), không nên xếp nước cam vào nhóm thực phẩm lành mạnh.
Dinh dưỡng trong nước cam
Nước cam có rất nhiều vitamin và dưỡng chất quan trọng nhưng cũng rất nhiều đường - vốn gây hại hơn là có lợi cho sức khoẻ.
Một cốc nước cam 240ml sẽ cung cấp:
Bác sĩ Mỹ kể tên 5 ‘độc dược’ có thể giết chết ham muốn tình dục ở cả nam và nữ
● Calo: 110
● Protein: 2 gram
● Carbohydrates: 26 gram
● Đường: 22 gram
● Vitamin C: 120% khuyến nghị hằng ngày (RDI)
● Thiamin: 15% RDI
● Kali: 13% RDI
● Folate: 10% RDI
Một cốc nước cam sẽ chứa nhiều đường hơn 1 quả cam cỡ trung bình (thường chỉ có 62 calo và 12 gram đường trong mỗi quả cam cỡ vừa).
Do nguyên chất nên nước cam cũng có hàm lượng thiamin (thuộc nhóm vitamin B) và kali cao hơn nhưng lại có lượng vitamin C và folate như cam quả - có lẽ là do các vi chất này đã bị phân huỷ trong quá trình ép nước cam.
Những lợi ích của nước cam
Nước cam có các dưỡng chất cơ bản rất cần cho cơ thể:
● Carotenoids: Đây là sắc tố tạo ra màu đỏ, cam và vàng ở rau quả. Caroten hoạt động như một chất chống ôxy hoá trong cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch và chống lại các chất gây viêm và ung thư - các gốc tự do.
● Flavonoids: Đây là những dưỡng chất do thực vật sản sinh và nổi tiếng là có lợi cho sức khoẻ. Nước cam đặc biệt giàu chất chống ôxy hoá hesperidin - có khả năng đánh bật các gốc tự do và giảm viêm.
● Vitamin C: Đây là dưỡng chất thiết yếu, đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm tiêu hoá đạm và giúp lành vết thương. Vitamin C cũng là một chất chống ôxy hoá và có thể cải thiện chức năng miễn dịch.
Những lợi ích sức khoẻ này không phải là đặc quyền của nước cam mà cả khi ăn quả cam và thực tế là quả cam lành mạnh hơn nước cam rất nhiều.
Tác hại của nước cam
Mặc dù nước cam có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ nhưng thực tế lại không hẳn vậy.
Theo bác sĩ Scott Kahan, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Cân nặng và sức khoẻ (Mỹ), "nước cam không phải là thực phẩm lành mạnh".
Gây tăng đường huyết và tiểu đường
Theo bác sĩ Kahan, nước cam nhiều đường và calo như soda. Một cốc nước ngọt 240ml chứa 26gr đường thì 1 cốc nước cam chứa 22gr đường.
"Những người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt tránh uống nhiều nước cam", Kahan khuyên.
Đồ uống nhiều đường luôn làm tăng lượng đường trong máu. Theo thời gian, đường huyết tăng sẽ dẫn tới các bệnh nguy hiểm như bệnh tim, bệnh thận dù người đó không hề mắc đái tháo đường.
Tăng cân
Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng người lớn và trẻ em của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (CAFCP) khuyến nghị người lớn và trẻ em nên ăn hoa quả thay vì uống nước ép từ hoa quả. Đó là bởi hoa quả chứa chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hoá và làm chúng ta nhanh no hơn.
Các nghiên cứu của CAFCP cũng cho thấy uống nước ép không có các chất xơ tự nhiên và việc này liên quan với béo phì và tổn thương gan. Đó là vì khi uống nước quả, chúng ta sẽ uống nhiều mà không có cảm giác no, hệ quả là nạp một lượng đường lớn vào cơ thể.
Trong 2 tuần, Việt Nam có tới 2 bé sơ sinh mắc da vảy cá: Căn bệnh này nghiêm trọng thế nào?
Bác sĩ Kahan cho rằng nếu bạn đang có vấn đề với cân nặng, hãy tránh uống các loại nước quả nhiều đường như cam và các loại đồ uống ngọt. Đó là bởi khi nạp năng lượng từ đồ uống, bạn vẫn ăn lượng thực phẩm như bình thường.
Một nghiên cứu năm 2011 đăng tải trên tạp chí y học New England cho thấy 100% những người uống nước quả đều tăng cân nhiều hơn sau 4 năm so với những người không uống nước quả. Tất nhiên, nước trái cây không phải là thủ phạm chính gây tăng cân. Các loại nước ngọt có ga mới thực sự đáng sợ.
Điểm mấu chốt
"Nếu thực sự thích nước cam, chỉ nên uống 1 lượng vừa phải và không nên coi nó là một thực phẩm tốt cho sức khoẻ", Bác sĩ Kanah khuyên.
Các bác sĩ đều khuyến nghị rằng nếu "mê" nước cam, thì dù ở độ tuổi nào cũng chỉ nên uống 1 cốc nhỏ (250ml) mỗi ngày. Còn nếu muốn tăng cường nguồn vitamin C thì lựa chọn tốt nhất là hãy ăn 1 quả cam mỗi ngày.
Kahan cũng cho biết pha loãng nước cam cũng giúp giảm lượng đường nạp vào. Riêng với nước cam ép sẵn, nên đọc kỹ nhãn vì một số thương hiệu có thể cho thêm đường vào.
VietBF @ Sưu tầm