Trong viễn cảnh xung đột diễn ra dọc theo bờ biển Trung Quốc, Không quân Mỹ chắc chắn sẽ điều động F-22 hoặc các chiến đấu cơ chủ lực của họ để bảo vệ cho các máy bay tiếp dầu và trinh sát hoạt động trong khu vực, khiến một số chuyên gia quân sự, bằng cách lợi dụng điểm yếu của F-22, tiêm kích tàng hình Trung Quốc vẫn vô hiệu hóa các cuộc tấn công của Không quân Mỹ.
Theo David Axe, cây bút chuyên viết mảng quốc phòng của tờ Forbes, sau 9 năm kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên, giới phân tích đang dần hình dung ra điều Bắc Kinh dự định sẽ làm với phi đội tiêm kích tàng hình J-20 của nước này trước một cuộc xung đột quân sự có thể diễn ra ở châu Á trong tương lai.
Cây bút của Forbes cho rằng, trong thời chiến, phi đội J-20 của Bắc Kinh sẽ hạn chế đối đầu trực tiếp với kẻ thù dọc theo bờ biển Trung Quốc, đồng thời mở rộng vùng tác chiến của họ ra phía Tây Thái Bình Dương. Mục tiêu của J-20 khi hoạt động trong khu vực này chính là "đi săn" các máy bay tiếp dầu, hậu cần, trinh sát điện tử và chỉ huy trên không của Mỹ và đồng minh.
Sở dĩ, David Axe đưa ra nhận xét như vậy là bởi người Trung Quốc hiểu rõ những hạn chế của J-20, họ gần như không có cơ hội giành chiến thắng khi đối đầu với các phi đội tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ. Đó là còn chưa kể tới việc chênh lệch về mặt quân số.
Tầm tác chiến xa hơn sẽ là một lợi thế lớn đối với J-20 của Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Không quân Mỹ. Ảnh: Pinterest.
Đồng quan điểm với David Axe, Justin Bronk, một nhà phân tích thuộc Viện nghiên cứu Dịch vụ Hoàng gia Anh (RUSI) đã mô tả J-20 là "trung tâm quá trình hiện đại hóa" của Không quân Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh tiếp tục cải tiến J-20 trong thời gian gần đây cho thấy chiến đấu cơ này có nhiều vấn đề.
"J-20 là thiết kế máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình lớn nhất từng được thử nghiệm và sản xuất. Nó có tầm tác chiến xa hơn các tiêm kích tàng hình của Mỹ nhờ vào khả năng mang theo số lượng lớn nhiêu liệu bên trong và bên ngoài máy bay, điều cho phép J-20 có thể hoạt động như một máy bay đánh chặn tầm xa", ông Bronk nhận định trong một báo cáo phân tích về J-20.
Theo lập luận của Justin Bronk, với tầm tác chiến xa hơn, J-20 (phạm vi chiến đấu hiệu quả hơn 2.000km) có thể thực hiện các nhiệm vụ đánh chặn các máy bay tiếp dầu trên không hoặc chỉ huy trên không của Mỹ thường hoạt động xa vùng chiến sự. Việc cắt đứt khả năng hậu cần lẫn trinh sát trên không của đối phương sẽ giúp Không quân Trung Quốc có lợi thế lớn hơn trong cuộc chiến.
Ông Bronk cho rằng, ưu điểm trên cũng là nhược điểm của J-20, bởi việc mang quá nhiều nhiên liệu (chưa kể vũ khí) biến J-20 thành một chiếc máy bay nặng nề, kém cơ động khiến nó không có lợi thế nào khi đứng trước các tiêm kích tàng hình như F-22.
Cũng theo Justin Bronk, những hạn chế trong thiết kế của J-20 xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm của công nghiệp hàng không Trung Quốc trong việc chế tạo các mẫu máy bay chiến đấu tàng hình. Thậm chí, J-20 cũng không được trang bị một động cơ phản lực phù hợp cho chiến đấu cơ thế hệ 5 (hiện đang sử dụng động cơ AL-31F M2 của Nga).
Trong viễn cảnh xung đột diễn ra dọc theo bờ biển Trung Quốc, Không quân Mỹ chắc chắn sẽ điều động F-22 hoặc các chiến đấu cơ chủ lực của họ để bảo vệ cho các máy bay tiếp dầu và trinh sát hoạt động trong khu vực.
F-22 thừa khả năng phát hiện tiêm kích tàng hình Trung Quốc từ xa, chỉ với vài lần giao chiến phi đội J-20 của Bắc Kinh chắc chắn sẽ thiệt hại nặng.
Thế nhưng có một điểm khó đối với các nhà hoạch định chiến lược của Không quân Mỹ đó là F-22 có tầm tác chiến không cao (trên dưới 1.000km). Nếu như cất cánh từ các căn cứ đồng minh ở Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, chúng cần tới các máy bay tiếp dầu trên không để kéo dài thời gian tham chiến.
Dĩ nhiên, phi đội J-20 của Trung Quốc sẽ nhắm vào các máy bay tiếp dầu của Mỹ từ đó buộc những chiếc F-22 phải trở về căn cứ để tiếp thêm nhiên liệu.