Nước NATO đầu tiên và duy nhất bị cả Nga-Mỹ-EU trừng phạt. Đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ trong ṿng vẻn vẹn 5 năm qua, quốc gia này đă trở thành quốc gia đầu tiên nhận lệnh trừng phạt của Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu.
Mới đây, nhà phân tích Burak Bekdil - thành viên của Diễn đàn Trung Đông cho biết rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước lệnh trừng phạt của cả Mỹ lẫn Liên minh châu Âu v́ nhiều lí do khác nhau.
Đây là điều rất đáng ngạc nhiên đối với một quốc gia là thành viên của Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đang xin gia nhập Liên minh châu Âu. Không chỉ như thế, trước đây nước này cũng đă từng bị Nga áp đặt lệnh trừng phạt.
Các biện pháp trừng phạt của Nga được đưa ra vào đầu năm 2016, ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga ở biên giới Syria.
Tổng thống Vladimir Putin đă đồng ư dỡ bỏ dần các lệnh trừng phạt chỉ sau khi người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ chính thức xin lỗi ông vào tháng 6 năm 2016 - sáu tháng sau khi ông Erdogan đe dọa rằng, nước này “sẽ bắn hạ mọi máy bay nước ngoài vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ”.
Lời xin lỗi của ông Erdogan cũng đi kèm với sự chứng thực ngầm về ảnh hưởng của Nga trong cuộc nội chiến Syria. Nó cũng mở đường cho việc nước này thắt chặt hơn quan hệ với Nga và mua hệ thống pḥng không S-400 Triumf, dẫn đến việc bị Mỹ trừng phạt.
Nguy cơ bị Mỹ trừng phạt
Hôm 08/12, Hạ viện Quốc hội Mỹ đă thông qua dự luật quốc pḥng cho năm tài khóa mới 2021 của Mỹ (bắt đầu từ ngày 01/10/2020), trong đó có yêu cầu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này mua hệ thống pḥng không S-400 Triumf của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ đă lần lượt bị Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu trừng phạt
"Không muộn hơn 30 ngày sau khi luật này có hiệu lực, Tổng thống Hoa Kỳ phải áp đặt không ít hơn năm biện pháp hạn chế được nêu trong Mục 235 của Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt - CAATSA, đối với "từng người cố ư mua các hệ thống S-400" - dự luật ngân sách quốc phòng được các nhà lập pháp tán thành cho biết.
Được biết, trong những ngày tới Thượng viện Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu về dự luật này, sau đó nếu được thông qua, nó sẽ được đệ tŕnh lên Tổng thống Mỹ phê duyệt và kư ban hành.
Trong bối cảnh đó, nhà lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thách thức: “Dù các biện pháp trừng phạt của bạn là ǵ, nó cũng đừng đến muộn”, trước khả năng các lệnh trừng phạt có thể được Tổng thống mới đắc cử Joe Biden lựa chọn từ một danh sách các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nếu ông quyết định sử dụng Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).
Mặc dù Tổng thống Trump đă đ́nh chỉ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ theo CAATSA, nhưng phiên bản cuối cùng của dự luật chính sách quốc pḥng hàng năm được công bố vào ngày 4 tháng 12 đă yêu cầu Tổng thống Mỹ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ v́ mua hệ thống S-400 và nó có thể được ông Biden thực thi.
Thổ Nhĩ Kỳ nhận trừng phạt của Liên minh châu Âu
Mối đe dọa về các lệnh trừng phạt của EU đối với Thổ Nhĩ Kỳ đă có sẵn từ lâu. Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu ngày 10-11 tháng 12, các nguyên thủ EU đă nhất trí đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Các nguồn tin cho biết các nhà lănh đạo EU đă đồng ư gia hạn các biện pháp trừng phạt cá nhân.
Thổ Nhĩ Kỳ bị châu Âu trừng phạt về việc đưa tàu khoan thăm ḍ trái phép trong vùng lănh hải của Cộng ḥa Síp
Hiện tại, EU đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành khoan trái phép trong vùng lănh hải của Cộng ḥa Síp ở Đông Địa Trung Hải. Vào tháng 11, khối này đă gia hạn các lệnh trừng phạt này thêm một năm, cho đến ngày 12/11/2021.
“Menu” trừng phạt mà EU đang xem xét có lẽ bao gồm các biện pháp được xây dựng để hạn chế hoạt động khai thác dầu thô của Thổ Nhĩ Kỳ, có thể là trong vận chuyển, ngân hàng và năng lượng hoặc là chấm dứt kế hoạch mở rộng các ưu đăi thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ với EU.
Cho đến gần đây, danh sách các vấn đề mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Liên minh châu Âu đă ngày càng dài thêm, từ “khoảng cách văn hóa dân chủ” và vấn đề người tỵ nạn với châu Âu; tới sự can dự vào t́nh h́nh chính trị của đảo Síp, tranh chấp chủ quyền với Hy Lạp; đến xung đột về việc khai thác năng lượng ngoài khơi các ḥn đảo đang tranh chấp.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ c̣n liên tiếp có những hành động gây hấn với các chiến hạm Pháp, Đức trong các chuyến tuần tra chống buôn lậu vũ khí trên biển Địa Trung Hải.
Việc bị áp đặt một số biện pháp trừng phạt sẽ khiến chính quyền Ankara ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế, đồng thời gây ra thêm những khó khăn lớn đối với nền kinh tế vốn đang rệu ră của nước này.
VietBF@ sưu tầm.