Vào lúc trưa Thứ Bảy, 20 Tháng Ba, để phản đối những hành động kỳ thị dẫn đến bạo hành của người da trắng đối với người Mỹ gốc Á và Thái B́nh Dương (AAPI), khiến có một nhóm thanh niên gốc Việt tổ chức buổi đi bộ “Walk to End Hate” ở Orange County Great Park, Irvine.
“Walk to End Hate” là chủ đề cuộc đi bộ của một nhóm thanh niên gốc Việt ở Orange County Great Park, Irvine, vào trưa Thứ Bảy, 20 Tháng Ba. (H́nh: Đằng-Giao)
Cô Vivian Lê, trưởng nhóm, cho biết hai vụ bạo hành ngược đăi người gốc Á tại Atlanta, Georgia, và San Francisco, California, chỉ là kết quả tất yếu của những sự thù ghét ngấm ngầm từ bấy lâu nay.
“Chúng ta không thể lặng thinh được nữa”
Vụ thứ nhất mà cô muốn nói đến là tám người bị bắn chết ở Atlanta, trong đó có sáu người AAPI. C̣n vụ thứ nh́ là hai người cao niên gốc AAPI bị hành hung giữa ban ngày tại San Francisco.
Sau khi nhóm nhỏ của cô Vivian đứng ra kêu gọi, buổi đi bộ chiêu tập được khoảng 70 người gồm các sắc dân gốc Á như Việt Nam, Nhật, Philippines, Nam Hàn.
Một trong những câu khẩu hiệu của nhóm này là “Thù ghét là vi trùng, thương yêu là thuốc giải.”
Nhiều người da trắng có mặt tại công viên tỏ ư quan tâm và đồng t́nh với nhóm diễn hành. Có người khuyến khích: “Tôi đồng ư với quan điểm của các bạn. Tôi nghĩ lần sau các bạn nên có cuộc diễn hành ở ngoài đường để gây nhiều chú ư hơn là chỉ đi quanh công viên.”
Chính nhóm tổ chức cũng không ngờ lại có nhiều người tham gia như vậy, ngay trong lần đầu họ tổ chức.
Cô Vivian Lê nói: “Chúng tôi muốn kêu gọi mọi người hăy cùng nhau đứng lên tự bảo vệ chính ḿnh và người thân của ḿnh bằng cách chống lại nạn kỳ thị chủng tộc. Xin hăy nói lên tiếng nói phản đối để cộng đồng Mỹ gốc Á không bị bạo hành nữa.”
Cô nhấn mạnh: “Chúng ta không thể lặng thinh được nữa.”
Cô Thu Giang Lê, trong nhóm tổ chức, cho biết cô cảm thấy rất bực bội v́ t́nh trạng kỳ thị người gốc Á một cách trắng trợn gần đây. “Em vừa mới mua một cây súng điện (stun gun) và b́nh xịt ớt (pepper spray) để pḥng thân. Em hy vọng là sẽ không cần phải dùng mấy thứ này.”
Ông Đông Nguyễn, ở Westminster, nói: “Có lẽ tôi là người cao tuổi nhất ở đây. Tôi 81 tuổi rồi. Đúng ra tôi nên ở nhà nghỉ ngơi nhưng tôi không thể làm như vậy. Tôi phải cùng những người trẻ tuổi ở đây tỏ thái độ phản đối chuyện người gốc Á bị kỳ thị.”
“Chuyện kỳ thị này xảy ra ở Mỹ lâu rồi nhưng chúng ta phải cùng nhau lên tiếng chứ không thể im lặng mà cam chịu được,” ông tiếp.
Ban đầu chỉ có vài người nhưng nhóm được đông người tham dự. (H́nh: Đằng-Giao)
Nhiều sắc dân tham dự
Những người thuộc sắc dân khác thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau cũng cùng bước vào hàng ngũ của cô Vivian.
Em Chad Takeda, gốc Nhật, cứng rắn nói: “Em quá chán ngán sự kỳ thị này ở Mỹ rồi. Khi ḿnh có công th́ không ai nh́n nhận đóng góp của ḿnh, họ làm ngơ, cứ như ḿnh vô h́nh. Rồi khi họ đổ lỗi cho ḿnh, họ không cần xem xét lại là những lời buộc tội có hợp t́nh, hợp lư hay không mà chỉ thoải mái tấn công ḿnh.”
Em Chad lắc đầu: “Gia đ́nh em ở đây bốn thế hệ rồi mà họ (người da trắng) vẫn coi là người ngoài. Khi em nói họ tên em là Chad th́ họ nhíu mày thắc mắc đây có phải là tên thật hay không.”
“Em cảm thấy rất rất bực bội,” Chad bày tỏ. “Đă đến lúc những người Mỹ gốc Á phải có tiếng nói chung.”
Bà Vicky Theris, gốc Philippines, ở Laguna Beach, ngắn gọn: “Tôi bực tức trước những hành động bạo hành đối với người gốc Á trên truyền h́nh dạo gần đây. Khi coi truyền h́nh, tôi thấy sợ cho mọi người. Bản thân tôi th́ không sợ.”
Có người da trắng cũng đồng t́nh ủng hộ nhóm và tham dự cuộc đi bộ.
Bà Carla Woode, ở Irvine, cười: “Tôi đang ngồi ăn trưa với chồng và con tôi ở băi cỏ th́ nghe tiếng hô hào. Khi biết đây là những người gốc Á phản đối chuyện bị tấn công và hành hung ngay trên đường phố, tôi nhập bọn ngay.”
Nhiều lứa tuổi cùng muốn có tiếng nói. (H́nh: Đằng-Giao)
Ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ, nhưng không bao lâu, tổng số người có mặt trong buổi đi bộ lên hơn 70. Phần đông chỉ tức giận và phẫn nộ trước những hành động thù nghịch chống đối người gốc Á chứ không hề lo sợ.
Anh Khoa Lê, ở San Diego, nói: “Những thái độ kỳ thị đối với người gốc Á này phải được ngừng lại lập tức. Mà muốn vậy, chúng ta phải cùng nhau lên tiếng.”
Tất cả những người có mặt đều bày tỏ một nguyện vọng chung là được yên thân, không bị kỳ thị mà thôi chứ không ai bày tỏ thái độ căm phẫn cả.
Ông Trác Trương, ở Orange, chia sẻ suy nghĩ: “Tôi lo rằng nếu chúng ta không ngăn chận kịp thời nạn kỳ thị này th́ sẽ có nhiều hậu quả không hay xảy ra, như một cuộc nội chiến gây biết bao mất mát cho mọi người.”
Cô Vivian cười tươi: “Số người tham dự lên hơn 70 người. Như vậy là thành công rồi. Nhưng chúng tôi vẫn hy vọng lần tới sẽ đông người hơn.”
T́nh trạng thù ghét người gốc AAPI ngày càng tăng
Theo nhật báo The Los Angeles Times hôm Thứ Ba, 16 Tháng Ba, từ khi đại dịch COVID-19 làm ngưng trệ mọi hoạt động vào Tháng Ba năm ngoái, hàng ngàn người AAPI phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc qua các cuộc tấn công bằng lời nói và thể xác, hoặc bị người khác xa lánh.
Báo cáo của tổ chức Stop AAPI Hate cho thấy trong khoảng thời gian từ Tháng Ba, 2020, đến Tháng Hai, 2021, có tới 3,795 vụ tấn công có chủ ư phân biệt chủng tộc nhắm vào người AAPI.
Tuy nhiên, con số này có thể chỉ là một phần nhỏ của các cuộc tấn công đă xảy ra, v́ có rất nhiều vụ không được báo cáo, vẫn theo LAT.
Phần đông là phụ nữ, nhưng cũng có đàn ông trong cuộc đi bộ. (H́nh: Đằng-Giao)
Khoảng 68% các cuộc tấn công chống người Châu Á được ghi nhận trong nghiên cứu là quấy rối bằng lời nói, 21% là hành vi xa lánh, và 11% là hành hung thể xác.
Khoảng 9% số vụ khác là vi phạm quyền công dân như phân biệt đối xử tại nơi làm việc hoặc bị từ chối phục vụ tại một doanh nghiệp. Gần 7% các cuộc tấn công là quấy rối trực tuyến.
Hầu hết các vụ này xảy ra tại các cơ sở kinh doanh hoặc trên đường phố công cộng. [qd]