Thời tiết nắng nóng, được bơi dưới làn nước mát là điều vô cùng tuyệt vời. Vậy nhưng nếu phát hiện trên cơ thể có dấu hiệu này, tuyệt đối không đi bơi kẻo rước họa vào thân.
Nắng nóng gay gắt, nhiều người chọn đi bơi để hạ nhiệt, rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên hết sức chú ư bởi quá tŕnh bơi lội tiềm ẩn nhiều mối nguy sức khỏe. Một trong những mối nguy dễ nhận thấy nhất là phản ứng của cơ thể khi tắm dưới ánh mặt trời quá lâu.
Chuyên gia đến từ Y tế Cộng đồng Virginia (VDH) cũng khuyến cáo mối nguy viêm nhiễm có thể dẫn đến tử vong khi bơi lội dưới nước. Cụ thể, bạn nên thật thận trọng khi phát hiện dấu hiệu có vết thương hở, trầy xước trên cơ thể. Tốt nhất, không nên đi bơi kẻo rước họa vào thân .
Quan niệm dân gian cho rằng, nước biển chứa muối nên rất “lành”, thậm chí có khả năng hỗ trợ làm liền vết thương hở. Không đồng ư với quan điểm trên, VDH cho rằng không bơi khi có vết thương hở. Nếu bất chấp, bạn dễ bị vi khuẩn Vibrio tấn công, gây nên t́nh trạng viêm da mô mềm nghiêm trọng.
Các quan chức y tế Virginia cảnh báo, các vi sinh vật có hại được t́m thấy trong hầu hết hồ, sông, dọc theo bờ biển và các vùng nước khác. Trong những nguồn nước, bạn nên đặc biệt thận trọng với vùng nước lợ, ấm. Đây là nơi lư tưởng cho Vibrio phát triển.
CDC cũng nhấn mạnh, phần lớn các ca nhiễm trùng được ghi nhận trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10. Thời điểm nhiệt độ nước tăng cao cũng là lúc các ca bệnh được ghi nhận cao nhất trong năm.
VDH cảnh báo, bất kỳ ai cũng có thể nhiễm vi khuẩn Vibrio từ nguồn nước ô nhiễm. Vậy nhưng, những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao là người có hệ miễn dịch thấp, bệnh nhân ung thư, tiểu đường, gan và các bệnh măn tính khác.
Bên cạnh nguy cơ nhiễm khuẩn Vibrio khi bơi, VDH cho biết bạn có thể nhiễm bệnh khi ăn sống hoặc ăn tái hải sản, đặc biệt là hàu. Nguyên nhân bởi hàu ăn bằng cách lọc nước, khiến vi khuẩn tập trung trong các mô của chúng.
Hầu hết các ca nhiễm khuẩn Vibrio từ hàu chỉ dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa. Dù vậy, một số trường hợp viêm nặng có thể biến chứng gây nhiễm trùng huyết, tổn thương da gây phồng rộp. Không ít bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt hoặc cắt cụt các chi v́ Vibrio.
Không chỉ cẩn trọng khi phát hiện vết thương hở và trầy xước, chuyên gia sức khỏe c̣n khuyến cáo nên đến cơ sở y tế nếu thấy vết thương đỏ, sưng hoặc đau sau khi bơi. Can thiệp sớm, sử dụng kháng sinh hợp lư sẽ góp phần cải thiện tỷ lệ sống sót, tăng tốc độ b́nh phục.