Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo 7 loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày lại nằm trong danh sách khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc không nên dùng bởi v́ chúng là tác nhân có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí là ung thư.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở các nước vẫn tương đối cao. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, t́nh h́nh mắc bệnh và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng.
Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người th́ có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
Ngoài các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường th́ thói quen sinh hoạt, ăn uống không tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư.
Thực tế, mặc dù thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nhưng việc tiêu thụ những món ăn thiếu lành mạnh có chứa chất gây hại lại càng làm thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia các chất gây ung thư thành 3 loại và 4 nhóm:
- Chất gây ung thư loại 1: Nhóm đáng báo động nhất, gồm các thực phẩm, chất độc gây ung thư trực tiếp trên cơ thể con người. Điều đáng nói là một số "hung thủ" gây ung thư cấp độ 1 đang ŕnh rập trên bàn ăn hàng ngày, xung quanh nhà cửa, thậm chí trên cơ thể của chính chúng ta.
- Chất gây ung thư loại 2 bao gồm nhóm 2A và nhóm 2B
Nhóm 2A gồm các thành phần, thực phẩm có thể gây ung thư ở người. Các bằng chứng trên người đă đầy đủ, tuy nhiên, vẫn chưa thể đi đến kết luận. Ngoài ra, các chất này cũng đă được chứng minh gây ung thư cho động vật thí nghiệm.
Nhóm 2B gồm các chất có thể gây ung thư nhưng số bằng chứng trên người chưa đầy đủ.
- Chất gây ung thư loại 3: Không thể phân loại về khả năng gây ung thư v́ hiện chưa thể xác định được là chất gây ung thư. Với nhóm này, các nhà nghiên cứu không có đủ bằng chứng trên người và động vật.
IARC lưu ư thêm rằng các cấp độ trên để chúng ta xác định những nhân tố nguy hại. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa những chất thuộc loại 1 và loại 2 chắc chắn sẽ gây ung thư cho mọi người. Quá tŕnh h́nh thành bệnh c̣n căn cứ vào môi trường sống, độ tuổi, yếu tố di truyền và sức khỏe của mỗi cá nhân.
7 loại thực phẩm quen thuộc nằm trong "danh sách đen" gây ung thư
Vào năm 2020, theo danh sách các chất gây ung thư do IARC cập nhật, có 121 loại chất gây ung thư thuộc nhóm 1 và 89 loại chất gây ung thư thuộc nhóm 2A. Những chất có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống của chúng ta là nitrosamine, benzopyrene, rượu , cá muối, và aflatoxin, axit Aristolochic, Helicobacter pylori...
1. Cá khô, cá muối (sản phẩm tẩm ướp muối)
Cá khô, dưa chua muối, củ kiệu muối... là những món ăn quen thuộc của trong bữa cơm hằng ngày, đặc biệt vào những ngày Tết. Tuy nhiên, những thực phẩm này thuộc nhóm chất gây ung thư loại 1. Bởi v́, trong quá tŕnh ướp cá muối, người ta sử dụng nồng độ muối ăn cao nhằm mục đích khử nước của cá. Quá tŕnh này dễ dẫn đến cá muối, cá mắm chứa cực nhiều nitrit. Nitrit sẽ chuyển hóa thành nitrosamine (nitrosodimethylamin e) sau khi vào cơ thể.
Dưới môi trường axit của dạ dày, nitrosamine cực dễ gây ung thư. Hơn nữa, ngoài nguy cơ gây ung thư do nitrit gây ra, cá muối có thể sinh ra vi khuẩn trong quá tŕnh phơi nắng, để khô, thậm chí là sản sinh ra aflatoxin… và aflatoxin cũng là một loại chất gây ung thư cực mạnh.
Nhiều nghiên cứu đă chỉ ra rằng ăn quá nhiều muối là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao, tăng gánh nặng cho tim mạch và thận, làm viêm khí quản, trầm trọng thêm các bệnh đường ruột, ỷ lệ mắc các bệnh ung thư và tử vong cao như ung thư ṿm họng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
2. Đồ chiên và đồ nướng
Đây là 2 món ăn khoái khẩu của rất nhiều bạn trẻ nhưng lại đứng đầu danh sách gây ung thư. Tiệc tùng, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt… dường như trở thành 1 phần của cuộc sống hiện đại nhưng chúng cũng đang rút ngắn tuổi thọ của chúng ta mỗi ngày.
Khi nướng, nhiệt độ cao làm thịt bị cháy cạnh, phần bị cháy khét đó chứa benzopyrene. Ngoài ra, nếu nướng với than hoa, benzopyrene c̣n được tạo ra từ than hoa sau khi bị đốt, nó có thể bay lơ lửng trong không khí, ḥa trộn với khói dầu, rơi và bám vào thực phẩm.
C̣n với đồ chiên, dầu thực vật khi đun nóng trên 270°C sẽ tạo ra benzopyrene, đạt ngưỡng 300 độ C một lượng lớn benzopyrene được tạo thành sẽ bám vào thực phẩm. Đặc biệt, khi bạn ăn đồ chiên rán ở ngoài, có những hàng quán sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần c̣n làm tăng hàm lượng benzopyrene gấp nhiều lần, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) cũng chỉ ra rằng thực phẩm chứa tinh bột và axit amin sẽ tạo ra một lượng acrylamide nhất định sau khi chiên hoặc nướng ở nhiệt độ cao trên 120°C. Acrylamide có nguy cơ gây quái thai và đột biến sức khỏe.
3. Thực phẩm bị mốc
Lạc, gạo, ngô và các loại thực phẩm bị mốc khác có chứa chất aflatoxin cực độc. Aflatoxin là chất gây ung thư loại 1, độc gấp 68 lần asen và gây ung thư gấp 70 lần so với dimethyl nitrosamine. Aflatoxin là chất chuyển hóa của Aspergillus flavus. Khi đóng gói mà không sấy khô hoặc bảo quản không đúng cánh, thực phẩm sẽ bị nhiễm nấm Aspergillus flavus và sinh ra aflatoxin, từ đó gây nấm mốc và hư hỏng. Sau khi aflatoxin vào cơ thể con người, chất này có thể gây ra những tổn thương lớn cho gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan.
4. Đồ ăn nóng
Đồ uống nóng có nhiệt độ trên 65°C được xếp vào loại chất gây ung thư 2A. Bởi v́ niêm mạc miệng và thực quản của cơ thể người mềm và mỏng manh, do đó khả năng chịu đựng nhiệt độ có hạn.
Chính v́ thế, chúng sẽ bị bỏng nếu chúng ta ăn thực phẩm quá nóng. Mặc dù vết bỏng có thể phục hồi nhanh chóng nhưng nếu bỏng nhiều lần trong thời gian dài sẽ gây viêm măn tính và tăng nguy cơ ung thư thực quản, ung thư miệng và các bệnh ung thư khác.
5. Rượu (Acetaldehyde)
Thành phần chính của rượu là ethanol. Sau khi ethanol vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde (một chất gây ung thư loại 1), rồi tiếp tục chuyển hóa thành axit acetic, cuối cùng thành carbon dioxide và nước. Rượu bia có thể gây ung thư theo nhiều cách, chủ yếu nhất là làm tổn thương DNA, uống rượu lâu ngày sẽ làm DNA bị tổn thương tích tụ dần, trong quá tŕnh tích tụ dễ gây ra một số đột biến và gây ung thư.
Theo một báo cáo về Ung thư Thế giới năm 2014, rượu gây ra 3,5% các ca ung thư. Các nghiên cứu của Canada cũng chỉ ra rằng vào năm 2020, 7.000 ca ung thư mới ở Canada có liên quan đến thói quen uống nhiều rượu, bao gồm ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư gan và ung thư khoang miệng.
6. Thịt chế biến sẵn
Một nghiên cứu mới đây cho biết, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt muối, giăm bông có thể gây ung thư ngang với rượu có độ cồn cao, thuốc lá, amiante và asen. Theo nghiên cứu này, việc ăn càng nhiều các loại thực phẩm trên càng làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng (ung thư ruột). Theo ước tính, với mỗi 50g thịt chế biến sẵn ăn mỗi ngày sẽ làm khả năng mắc ung thư ruột tăng 18%.
7. Nấm ngâm quá lâu
Trước khi tiêu thụ thực phẩm nấm cần ngâm rửa sạch, thời gian ngâm cần kiểm soát chặt chẽ trong khoảng 1 giờ, không được ngâm trong thời gian quá lâu. Ảnh: Internet
Nấm là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên khi mọi người mua về thường là nấm khô, cần phải ngâm để nấm nở ra rồi mới sơ chế.
Tuy nhiên, bạn phải chú ư đến thời gian ngâm nấm. Nếu ngâm quá lâu, nước ngâm nấm sẽ trở thành một dung dịch dinh dưỡng, sinh ra chất độc aflatoxin và axit men gạo (mycolic acid) được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là "chất gây ung thư cấp độ 1".
Đồng thời, trở thành "môi trường béo bở" cho các vi khuẩn gây bệnh lơ lửng trong không khí nhắm đến, chẳng hạn như vi khuẩn Pseudomonas syringae. Điều đáng sợ là, loại vi khuẩn và chất độc này đều không thể bị tiêu diệt hoàn toàn bằng cách đun sôi.