"Thấy sang bắt quàng làm họ" là câu nói không sai chút nào trong hoàn cảnh này tại Olimpic Bắc Kinh. Những thông tin về Hanbok chắc chắn đang được nhiều người t́m kiếm. Trước đó cũng có những thông tin rằng Kimchi cũng của Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc khẳng định trang phục truyền thống hanbok thuộc về dân tộc Triều Tiên không chỉ ở trên bán đảo cùng tên mà c̣n ở mọi nơi khác, bao gồm cả Trung Quốc.

Người phụ nữ mặc hanbok xuất hiện trong lễ khai mạc Olympic mùa đông ở Bắc Kinh làm dấy lên tranh căi giữa Hàn Quốc và Trung Quốc - Ảnh chụp màn h́nh
"Người Triều Tiên ở Trung Quốc cũng như phía bắc và nam của bán đảo Triều Tiên có chung nguồn gốc, chung một nền văn hóa truyền thống, trong đó có trang phục", người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc nêu vấn đề ngày 8-2.
Vị này khẳng định hanbok thuộc về dân tộc Triều Tiên ở khắp mọi nơi, trong đó có những người gốc Triều Tiên đang sinh sống tại Trung Quốc.
"Đó không chỉ là mong muốn mà c̣n là quyền của họ khi mặc trang phục truyền thống đại diện cho các dân tộc trong sự kiện Olympic mùa đông Bắc Kinh", phía Trung Quốc lập luận.
Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh tôn trọng truyền thống lịch sử và văn hóa của Hàn Quốc, do đó hy vọng Seoul cũng tôn trọng t́nh cảm và mong muốn của tất cả các dân tộc ở Trung Quốc, bao gồm cả người gốc Triều Tiên.
Tranh căi xuất hiện sau lễ khai mạc Olympic mùa đông Bắc Kinh ở Trung Quốc hôm 4-2. Trong phần tŕnh diễn các dân tộc Trung Quốc, một diễn viên đă mặc đồ hanbok làm dấy lên những chỉ trích và phản ứng tức giận tại Hàn Quốc.
Một số chính trị gia tỏ ra gay gắt khi gọi hành động của Bắc Kinh là đánh cắp văn hóa, gây hiểu nhầm về nguồn gốc loại trang phục truyền thống của người sống trên bán đảo Triều Tiên (gồm Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên).
Theo Hăng tin Reuters, như để thể hiện sự đoàn kết với Hàn Quốc, đại biện Mỹ tại Hàn Quốc Christopher Del Corso đă mặc hanbok đi thăm một số công tŕnh lịch sử tại Hàn Quốc.
Các bức ảnh sau đó được nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Hàn Quốc đăng lên mạng kèm theo hashtag #OriginalHanbokFromK orea để chỉ nguồn gốc của hanbok là từ bán đảo Triều Tiên.
Đại sứ quán Mỹ tại Hàn Quốc không trả lời ngay lập tức yêu cầu b́nh luận của Hăng tin Reuters về ẩn ư đằng sau bài viết. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Trung Quốc chưa phản ứng trước sự việc.