Ngành công nghệ châu Á đang cố gắng t́m cách tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga. V́ chúng có khả năng áp đặt lên nhiều loại sản phẩm từ thiết bị viễn thông. Điện thoại thông minh đến máy tính cá nhân hay máy chơi game.
Các biện pháp hạn chế thương mại đă được Mỹ áp đặt đối với Nga vào tuần trước do chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine, có hiệu lực ngay lập tức và có khả năng bao phủ bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất theo công nghệ Mỹ. Tính chất đột ngột và phạm vi rộng lớn của các quy tắc hạn chế này đă khiến nhiều công ty công nghệ châu Á không kịp trở tay.
"Chúng tôi nhanh chóng thành lập một nhóm gồm 8 người để nghiên cứu các lệnh trừng phạt kinh tế và luật xuất khẩu của Mỹ. Chúng quá khó, phức tạp và mơ hồ. Tôi thậm chí đă phải tra cứu thuật ngữ 'lưỡng dụng' và chúng tôi vẫn không chắc liệu sản phẩm của ḿnh có nằm trong phạm vi trừng phạt hay không”, James Hwang, Chủ tịch Getac Holdings của Đài Loan (Trung Quốc) nói với Nikkei Asia.
Công nghệ và sản phẩm lưỡng dụng là những công nghệ và sản phẩm phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự. Và thông tin trên nhăn mác là một tiêu chí quan trọng để xác định liệu các lô hàng có bị kiểm soát xuất khẩu hay không.
Getac, nhà sản xuất máy tính lớn thứ hai ở châu Âu, là một trong nhiều công ty điện tử châu Á bán sản phẩm ở Nga. Samsung của Hàn Quốc và Xiaomi của Trung Quốc có thị phần hàng đầu trên thị trường điện thoại thông minh Nga, trong khi Acer và Asus của Đài Loan cũng như Lenovo của Trung Quốc là những người khổng lồ PC ở nước này. LG Electronics, công ty của Hàn Quốc, chuyên sản xuất và bán thiết bị gia dụng ở Nga, trong khi Sony của Nhật Bản bán đồ điện tử tại xứ bạch dương.
Vấn đề nằm ở Quy tắc Sản phẩm Trực tiếp Nước ngoài (FDPR), một công cụ quan trọng trong kho vũ khí kiểm soát thương mại của Mỹ. Nó được sử dụng để chặn hàng hóa có chứa hoặc được phát triển bằng công nghệ của Mỹ, được vận chuyển đến các thực thể bị chỉ định, ngay cả khi những sản phẩm đó không được sản xuất bởi các công ty Mỹ. FDPR từng được sử dụng để cắt đứt quyền tiếp cận của Huawei với các nhà cung cấp chip toàn cầu.
Lần này, các chuyên gia cho biết, phạm vi hạn chế vượt xa chất bán dẫn và các thành phần khác như vụ Huawei, bao gồm cả thiết bị viễn thông và an ninh thông tin, cảm biến, laser, máy tính, và có thể cả thiết bị điện tử tiêu dùng như máy tính xách tay và điện thoại thông minh.
Clinton Yu, một chuyên gia về lĩnh vực quốc tế tại công ty luật Barnes & Thornburg có trụ sở tại Washington, cho biết: "Một loạt các thiết bị điện tử và viễn thông tiêu dùng có thể bị áp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mở rộng đối với Nga”.
Một quan chức thương mại cấp cao của Đài Loan/Trung Quốc nói với Nikkei Asia rằng các PC cao cấp, như máy tính chơi game với chức năng xử lư đồ họa tiên tiến, có thể nằm trong phạm vi trừng phạt. Lư do là sức mạnh tính toán và các thành phần cao cấp của các thiết bị này có thể được khai thác cho mục đích quân sự.
Bước đầu tiên để xác định xem một sản phẩm hoặc thành phần có tuân theo FDPR hay không là t́m Số Phân loại Kiểm soát xuất khẩu (ECCN) của nó, sau đó được tham chiếu chéo với các quy định thương mại của Mỹ. Nhưng đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản.
Luật sư thương mại quốc tế Christopher Timur cho biết: “Không phải tất cả các nhà sản xuất đều đă phân loại sản phẩm của họ, và do đó một số sẽ không biết ECCN nào sẽ áp dụng cho sản phẩm của họ".
Ông Timur c̣n chỉ ra một rào cản khác. Ông nói: “Trên thực tế, có thể rất khó xác định những người dùng cuối [thuộc lĩnh vực] quân sự không được Bộ Thương mại Mỹ xác định cụ thể. Không phải lúc nào các công ty cũng sẵn sàng trả lời các câu hỏi của bạn về sự ủng hộ trước đây của họ đối với các mục đích quân sự hoặc thậm chí có thể bị luật trong nước cấm trả lời các câu hỏi liên quan đến luật kiểm soát xuất khẩu của Mỹ."
Giống như Getac, đa số trong số hơn chục nhà sản xuất thiết bị điện tử châu Á được Nikkei Asia phỏng vấn cho biết họ vẫn đang t́m mọi cách để đối phó với các tác động của loạt lệnh trừng phạt mới.
Ông Eric Chen, Chủ tịch Advantech cho biết: “Chúng tôi vẫn đang đánh giá xem liệu có cần thuê luật sư bên ngoài để giúp kiểm tra quy định kiểm soát xuất khẩu mới trong khi vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ và lưu ư để phù hợp với quy định của chính quyền địa phương”. Những tính toán như vậy diễn ra ra bất chấp hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất máy tính công nghiệp ở Nga của Advantech chỉ chiếm khoảng 1% doanh thu.
Đại diện các công ty khác cho biết họ đang giữ im lặng về t́nh trạng hoạt động ở Nga.
Trong một dấu hiệu thận trọng khác, công ty MSI (Đài Loan/Trung Quốc), nhà sản xuất PC chơi game lớn nhất ở Nga, đă âm thầm theo dơi các công ty Mỹ Intel và Advanced Micro Devices khi họ tạm dừng bán các sản phẩm tại Nga, để "học tập", tránh bất kỳ vi phạm nào.
Theo giới chuyên gia, việc không tuân thủ các quy tắc thương mại của Mỹ có thể dẫn đến những h́nh phạt nghiêm khắc.
“Không có ǵ lạ khi thấy các công ty trả hàng trăm triệu USD tiền phạt do không tuân thủ”, chuyên gia Yu của Barnes & Thornburg nói. "Ngay cả các công ty hoàn toàn bên ngoài Mỹ cũng nên quan tâm đến những hậu quả tiềm ẩn v́ nếu không tuân thủ có thể dẫn đến việc bị đưa vào một trong những 'danh sách đen' của Mỹ."
Bên cạnh đó, việc rút khỏi Nga cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả về kinh doanh. Dữ liệu của Counterpoint Research cho thấy doanh số điện thoại thông minh của Samsung tại Nga đă tăng 14% trong năm 2021 và của Xiaomi đă tăng 29%. Theo cơ quan nghiên cứu Lightcounting, Samsung cũng cung cấp thiết bị viễn thông cho Nga, cùng với Huawei và ZTE của Trung Quốc. HP của Mỹ, Lenovo, Acer và Máy tính Asustek của Đài Loan dẫn đầu thị trường PC của Nga, vốn tương đối nhỏ trên toàn cầu. HP và Acer c̣n tham gia đấu thầu các hợp đồng chính phủ ở Nga.
Phản ứng thận trọng của nhiều công ty công nghệ châu Á trái ngược với các công ty phương Tây như Apple, Google và Microsoft, vốn đă nhanh chóng phản đối chiến tranh và tạm ngừng hoạt động hoặc bán hàng ở Nga. LG cho biết họ đang theo dơi cẩn trọng t́nh h́nh. Sony nói rằng hoạt động bán các sản phẩm điện tử của họ tại Nga không do công ty trực tiếp quản lư, hiện vẫn đang tiếp tục nhưng công ty sẽ phản ứng kịp thời với bất kỳ thay đổi nào.
Acer và Asustek từ chối cho biết liệu họ có tạm ngừng kinh doanh tại Nga hay không. Lenovo và Xiaomi không trả lời yêu cầu b́nh luận của Nikkei Asia, c̣n MSI từ chối b́nh luận.